Đ/c Trần Kim Hùng - Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.Theo đó, trong 3 năm từ 2009-2012, Bằng nhiều nguồn vốn, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo trường lớp cho học sinh, giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số học tập, giảng dạy, các chế độ chính sách được triển khai thực hiện có hiệu quả, công tác luân chuyển giáo viên được chú trọng...Tại cuộc họp, thường trực HĐND các huyện miền núi cũng đã nêu lên những bất cập trong công tác giáo dục như: các quy định về xây dựng cơ bản trong đầu tư trường lớp còn nhiều bất cập, chi phí đầu tư thấp, số phòng học tạm bợ, tranh tre còn khá nhiều, chế độ chính sách cho học sinh như quyết định 85 của chính phủ còn thấp không đảm bảo cái ăn cho các em khi theo học, đây được coi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục không cao, việc luân chuyển giáo viên còn nhiều bất cập, số lượng giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi còn quá thấp, chỉ ở mức từ 10 đến 20%...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đ.c Trần Kim Hùng-PCT HĐND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của các huyện miền núi trong công tác chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, điều kiện của một tỉnh còn nghèo, nên việc đầu tư cho giáo dục ở Quảng Nam cũng còn khiêm tốn, chính vì vậy hệ thống trường lớp, nơi ăn chốn ở của học sinh, giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số cũng còn hạn chế. Về một số kiến nghị của các huyện, Đ/c Trần Kim Hùng giao cho Ban dân tộc HĐND tỉnh tổng hợp, tham mưu đề xuất giải pháp tháo gỡ, riêng một số kiến nghị ở tầm vĩ mô, HĐND tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh đề xuất với TW.
Trước đó, vào chiều ngày 10/10, đoàn công tác HĐND tỉnh đã đi khảo sát và làm việc với trường PTDTNT huyện và trường PTDT Bán trú vùng cao Phước Chánh.
Làm việc tại các Trường, sau khi tham quan, tìm hiểu về chổ ăn, ở, sinh hoạt và học hành của học sinh các trường, các đại biểu tham gia đoàn công tác của HĐND tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực của huyện ta trong việc khắc phục khó khăn để chăm lo tốt về mặt đời sống, giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số yên tâm học tập, bên cạnh đó, các thầy, cô giáo của nhà trường cũng đã có nhiều sáng kiến hay, thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống, các hoạt động thể dục thể thao vui khỏe, phù hợp với các em người dân tộc thiểu số nhằm thu hút các em đến trường, hạn chế việc bỏ học giữa chừng…
Phát biểu với các đại biểu đoàn công tác HĐND tỉnh, các Đ/c lãnh đạo huyện ta cho biết, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của huyện, và đây chính là cái gốc để giúp đồng bào miền núi thoát khỏi đói nghèo bền vững.
|