Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Phụ nữ Phước Năng với mô hình “quán tạp hoá tình thương ”
Người đăng: Quản trị .Ngày đăng: 27/11/2012 .Lượt xem: 918 lượt.
Sau tiếng gọi mua hàng của đứa trẻ, từ trong ngôi nhà nhỏ nằm cuối thôn, một người phụ nữ lê nhẹ đôi chân tiến ra nhoẻn miện cười lấy hàng cho khách.
         Chủ quán là chị Hồ Thị Lê - một phụ nữ có hòan cảnh éo le ở thôn 1, xã Phước Năng. Goá chồng, nằm liệt giường gần 5 năm nay, mang trong mình căn bệnh không thuốc chữa và gánh nặng trên vai là hai đứa con gái đang tuổi ăn học. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và bà con chòm xóm, mẹ con chị “bữa rau bữa cháo” qua ngày. Nhưng nỗi lo cơm áo của người phụ nữ bệnh tật này cứ tăng lên khi các con của chị càng lớn, học càng cao. Hàng ngày con đi học, chị lủi thủi một mình trên chiếc võng vải bạc thếch, nhìn cuộc sống với đôi mắt đẫm lệ. Từ khi quán tạp hóa nhỏ mở cửa, ngôi nhà của chị dường như nhộn nhịp, vui hẳn lên bởi ngày nào cũng có người qua lại hỏi han, mua hàng. Khi là gói kẹo cay, cái kẹo mút của lũ trẻ, có khi là chai nước mắm, điếu thuốc lá của bà con chòm xóm. Không khí vui vẻ tràn sức sống này khác hẳn với những lần trước chúng tôi ghé thăm nhà chị. Không gian bán hàng của chị Lê là mặt tiền gian nhà chính. Gian hàng được bố trí cẩn thận, gọn gàng trong khung gỗ, bọc ngoài là lưới thép mỏng. Vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo thuận lợi trong việc lựa chọn hàng hóa cho khách. Trong tủ hàng của chị có bánh kẹo, nước ngọt, thuốc lá, mì chính, dầu gội…Gặp lại chị, trong câu chuyện chị nói và cười nhiều hơn. Vừa gạt nước mắt của niềm hạnh phúc, chị tâm sự: “Từ khi được các cấp hội phụ nữ và các ngành quan tâm tạo điều kiện mở quán tạp hóa nhỏ, mẹ con tôi vui lắm. Ngày trước con cái đi học hết, tôi ở nhà lủi thủi một mình, buồn lắm. Bây giờ ngày nào cũng có người ra vào mua hàng, nói chuyện, an ủi động viên nên tôi đỡ hơn nhiều. Tôi sẽ chăm chỉ làm việc và động viên con cái học thật tốt.”  

        Cách quán chị Hồ Thị Lê chừng vài trăm mét, một quán tạp hóa nhỏ nữa lại xuất hiện trước mặt chúng tôi. Chủ quán là chị Hồ Thị Đãi – đối tượng bị nhiễm chất độc da cam với đôi chân không lành lặn của xã Phước Năng. Vì chưa có mặt bằng nên gian hàng của chị được bày biện khá thô sơ ngay giữa gian nhà chính.

        Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của hai quán tạp hoá nhỏ mà chủ nhân đều là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại thôn 1 xã Phước Năng, qua tìm hiểu chúng tôi  biết được đây là mô hình hỗ trợ hội viên khó khăn của Hội phụ nữ xã Phước Năng. Thấy rõ hoàn cảnh của chị Lê, chị Đãi, nhiều phương án giúp đỡ được hội phụ nữ xã cân nhắc. Nếu chăn nuôi thì phải tốn công chăm sóc, đi lại nhiều. Phát triển vườn đồi lại càng khó. Và sáng kiến mở quán tạp hóa nhỏ ra đời. Một công việc không cần nhiều sức khỏe, hay đi lại nhiều, lại tranh thủ được thời gian. Thấy đây là mô hình mới, lạ, và có tính khả quan, chị đã gửi đơn xin Tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ kinh phí. Xét trên hoàn cảnh, hội phụ nữ xã và Tổ chức tầm nhìn thế giới đã hỗ trợ gia đình chị Hồ Thị Lê 10 triệu đồng, chị Hồ Thị Đãi 7 triệu đồng để có vốn mở quán tạp hoá. Với phương châm "trao cần câu không trao con cá", từ số tiền này, hội phụ nữ xã hướng dẫn hội viên cách sử dụng hiệu quả số vốn hiện có. Không dồn hết tiền mua hàng, chủ yếu bán các mặt hàng thiết yếu, hợp túi tiền của bà con. Nếu thấy loại hàng nào bán được thì tăng số lượng lấy vào. Số tiền còn lại dành để lấy hàng xoay vòng. Bên cạnh đó, hội còn vận động bà con mua hàng giúp đỡ các chị. Chị Hồ Thị Đạt - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phước Năng cho biết: “Trước đó chúng tôi đã tính đến nhiều lựa chọn giúp đỡ chị Hồ Thị Lê và chị Hồ Thị Đãi nhưng hầu như đều không khả quan. Suy đi tính lại, cùng với sự giúp đỡ của Tổ chức Tầm nhìn thế giới và hội viên trong xã, chúng tôi đã mở được hai quán tạp hóa nhỏ. Bước đầu đã giúp các chị có việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình - điều mà trước đây rất khó thực hiện, và đem lại niềm vui cho các chị…  ”

        Hàng hóa của chị Hồ Thị Lê và chị Hồ Thị Đãi tuy không đa dạng như những quán tạp hóa khác trong xã nhưng đảm bảo chất lượng, tiện lợi và hợp túi tiền của bà con. Từ khi quán của chị Lê, chị Đãi mở cửa, bà con trong thôn vui lắm. Nếu như trước đây phải đi cả cây số thì nay chỉ mất vài ba phút là có thể mua được gói mì, chai nước mắm.

        Mô hình hỗ trợ kinh phí đầu tư mở quán tập hoá mà chúng tôi tạm gọi là “quán tạp hoá tình thương” của hội phụ nữ xã Phước Năng là một sáng kiến hay và thực sự mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giúp phụ nữ hoàn cảnh khó khăn có thêm niềm vui và thu nhập trang trải cuộc sống…/

Nguồn tin: Thanh Thúy
[Trở về]
Các tin mới hơn:
15 hủ gạo, 7 mô hình, tiết kiệm
Địa phương chưa ý thức trong việc xác nhận nguồn gốc đất
Xét xử lưu động 10 vụ án
Chú trọng phát triển chăn nuôi cải thiện đời sống cho nông dân
Ban dân tộc tỉnh kiểm tra tiến độ chương trình 135 giai đoạn II
Bàn giao 5 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Phước Năng tập huấn trồng lúa nước cho nhân dân thôn 2
Từ ngày 1/1/2013 các xã, thị trấn làm việc 8h/ngày
Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Phước Sơn mở lớp đào tào nghề cho lao động nông thôn
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO