Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
QUẢNG NAM SAU 2 NĂM TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 10/04/2013 .Lượt xem: 919 lượt.

Tỉnh Quảng Nam có 208/213 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), riêng 5 xã của huyện Điện Bàn là Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông và Điện Dương đang triển khai lập đề án công nhận đô thị loại V. Qua 2 năm triển khai thực hiện chương trình NTM, Quảng Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Quảng Nam, hiện đã có 64 xã được UBND cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM, đạt gần 31%; trong đó, có 49/50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015 đã được phê duyệt quy hoạch (riêng xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ đang chờ phê duyệt quy hoạch chung của thành phố). Đối với 144 xã còn lại, hầu hết đã phê duyệt đề cương và nhiệm vụ quy hoạch; hiện đang tập trung triển khai lập quy hoạch. Cùng với công tác quy hoạch, đến nay, đã có 195 xã triển khai lập đề án xây dựng xã NTM; trong đó 121 xã đã phê duyệt đề án.


Cả tỉnh hiện có 160 mô hình phát triển sản xuất, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã, đang triển khai và bước đầu đạt hiệu quả ở hầu hết các địa phương. Các mô hình đều tập trung phát triển sản xuất các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, nông sản hàng hóa: lúa, dưa hấu, rau quả; phát triển chăn nuôi heo hướng nạc, bò lai sind, gà thả vườn, cá nước ngọt,... Trong đó, các mô hình phát triển sản xuất đang được nhân rộng, như: dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch sản xuất nông sản hàng hoá; cải tạo vườn tạp gắn với chỉnh trang vườn nhà, xây dựng các công trình hợp vệ sinh; nhiều xã đã áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa; các xã vùng núi hỗ trợ nông dân giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương,...

Ngoài nguồn vốn hơn 277 tỷ đồng từ ngân sách các cấp đầu tư trực tiếp cho chương trình, các tổ chức tín dụng cho nông dân vay đầu tư sản xuất và người dân  đóng góp rất đáng kể cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Theo Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh Quảng Nam, đến tháng 11-2012, vốn vay tại các tổ chức tín dụng để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh gần 6.547 tỷ đồng, với gần 253.100 lượt hộ nông dân vay, tập trung cho 50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Các địa phương cũng đã tích cực huy động các tầng lớp nhân dân đóng góp công lao động, tiền mặt và hiến đất đai, vật kiến trúc trong phạm vi giải tỏa mặt bằng cho xây dựng các cơ sở hạ tầng nông trong 2 năm (2011 - 2012) hơn 202 tỷ đồng!

Sau 2 năm thực hiện chương trình, 4 xã điểm xây dựng NTM ở Quảng Nam là Tam Phước, Đại Hiệp, Điện Quang, Điện Thắng Bắc đạt từ 14-18 tiêu chí xây dựng NTM; 23 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 61 xã đạt chuẩn từ 5-8 tiêu chí; 120 xã có điểm xuất phát thấp, đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân số tiêu chí NTM đạt chuẩn trên một xã còn rất thấp, chỉ 4,8 tiêu chí/xã. Bình quân của 50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015 cũng chỉ mới đạt chuẩn gần 8 tiêu chí/xã; có 9 xã (trong nhóm 50 xã) tại các huyện trung du, miền núi mới đạt chuẩn từ 3-4 tiêu chí/xã. Vẫn còn 28 xã chưa đạt chuẩn tiêu chí nào.


Xây dựng NTM ở Quảng Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Đáng chú ý là, công tác chỉ đạo, điều hành của ban chỉ đạo một số địa phương chưa thật sự tập trung, thiếu quyết liệt; sự phối hợp triển khai chương trình ở các cấp chưa đồng bộ, thiếu gắn kết, nhất là công tác quy hoạch xây dựng xã NTM. Trên một số lĩnh vực, công tác tuyên truyền chưa mang lại những chuyển biến tích cực (vệ sinh môi trường nông thôn nhiều nơi còn ô nhiễm; cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn nhà còn hạn chế; một số tệ nạn xã hội ở nông thôn vẫn còn diễn ra...). Cạnh đó, nguồn lực đầu tư hạn chế, hạ tầng cơ sở còn rất khó khăn, thu nhập của người dân khu vực nông thôn còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; trình độ, năng lực cán bộ ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Công tác báo cáo, thông tin còn hạn chế làm trở ngại cho công tác điều hành, chỉ đạo chung. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang, nguyên nhân là do một số sở, ban, ngành, thành viên ban Chỉ đạo tỉnh và huyện chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa thật sự vào cuộc, chưa thể hiện hết trách nhiệm được phân công để triển khai chương trình NTM theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Phần lớn lãnh đạo xã tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, thiếu tập trung. Đề án xây dựng NTM của nhiều xã chưa thực hiện đúng quy trình về lấy ý kiến góp ý từ nhân dân. Nguồn vốn của Trung ương phân bổ có mục tiêu về NTM còn thấp, vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư hạn chế; chưa ban hành cơ chế và giải pháp lồng ghép các nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư vào chương trình NTM và quy định mức hỗ trợ vốn để thực hiện theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 8-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, đến năm 2015, phấn đấu 50/208 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 24 % số xã. Tuy nhiên, qua 2 năm thực hiện Chương trình và tình hình về nguồn lực đầu tư, thì đến năm 2015 khả năng số xã đạt chuẩn NTM khoảng 30-35 xã. Trong năm 2013, phấn đấu đưa xã Tam Phước, H. Phú Ninh đạt chuẩn NTM. Nhóm 50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015 tăng mỗi xã 11-12 tiêu chí; 158 xã còn lại đạt 6 tiêu chí mỗi xã. Có 100% số xã hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án xây dựng xã NTM và đề án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

Để thực hiện chương trình NTM đạt kế hoạch trong năm 2013, Quảng Nam củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo, ban quản lý xã và bộ máy giúp việc ban chỉ đạo các cấp; đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở và đào tạo nghề cho khoảng 10.000 lao động nông thôn; hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thành và phê duyệt quy hoạch; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng... Ngoài 61,4 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được phân bổ, Quảng Nam sẽ lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn xã; sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất để lại cho các xã; đồng thời phát huy nội lực của cộng đồng, đóng góp sức người, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất; tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp thông qua việc liên doanh - liên kết trong sản xuất.

                                                                                                                                  Bài và ảnh: Trịnh Ly Lan             
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị triển khai các văn bản chi trả dịch vụ môi trường
Chuyện ghi từ Plei Lao Đu
Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 23 tháng 4 năm 2013
PHONG TRÀO NÔNG DÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI GÓP PHẦN HOÀN THÀNH MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Thị trấn Khâm Đức học tập chuyên đề tấm gương đạo đức HCM năm 2013
Thị trấn Khâm Đức 27 năm xây dựng và phát triển
Cấy mô hình 10 sào lúa cải tiến
Đối thoại trực tiếp công dân tại Phước Đức
Giải pháp hậu tái định cư các dự án thủy điện
Hãy hành động để xoa dịu nỗi đau da cam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO