Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Khi văn hóa đọc trở nên cô độc …
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 20/06/2013 .Lượt xem: 853 lượt.

Vốn từ không có, ngôn ngữ cộc lốc, lối hành văn lủng củng đó là những thực trạng hiện nay ở lứa trẻ mà chính sự thờ ơ với sách, lười đọc đã gây nên sự kém hiểu biết trong ngôn ngữ. Dường như văn hóa đọc ở các em đã phai nhạt dần, nền kinh tế phát triển hầu hết các em ở thành thị và nông thôn đa số không hề tìm đến sách để đọc. Nếu có chăng thì đó cũng chỉ là những cuốn truyện tranh Doremon, Conan… Còn các em ở vùng sâu vùng xa thì sao?

Khi nước ta đang dần chú trọng, quan tâm tới việc học của các em miền núi nhằm rút ngắn khoảng cách giữa vùng cao và đồng bằng. Nhà trường cũng dần đáp ứng nhu cầu đọc của các em. Nhưng thực sự, nhiều vùng sâu vùng xa vẫn chưa có cơ hội để các em có thể tiếp cận với sách và biết được ý nghĩa của sách, nhiều trẻ em dường như ước mơ đi học đã hóa xa xôi huống hồ là sở hữu cho mình một cuốn sách hay dù chỉ là sách giáo khoa. Dù nhà nước đã tạo mọi điều kiện để cho trẻ em nơi đây được tới trường nhưng phần thì trường xa, phần thì bố mẹ có lý do. Đó là những em vùng sâu không thể tiếp cận với văn minh mà ngày ngày chỉ lầm lũi trong chốn rừng sâu cuốc rẫy, trồng ngô, trồng sắn. Em Hồ văn Tôm cho biết : “ em cũng thích đi học lắm, hằng ngày lên rẫy em đều lấy cây tập viết lên những mảnh đất trống, nhưng nhà em nghèo, má không cho đi học”. Nơi đây, bao quanh tứ bề là núi, trùng trùng điệp điệp. Ước mơ được vượt sông vượt núi đi học để giúp đồng bào thoát khỏi cảnh mù chữ, lầm lũi quanh năm vốn là ước mơ của bao lứa trẻ nơi này. Ngược lại, khi cuộc sống có phần đầy đủ hơn thì cái đọc dường như cũng không có lực hút. Những cuốn sách được tìm đến cũng chỉ là những sách tình cảm, những cuốn truyện tranh. Các em chuyển đam mê qua những trò game online. Bao biện cho sự lười đọc là những câu trả lời cộc lốc: “ xem chi nhiều cô, giờ có tivi với máy tính nối mạng đầy thông tin, cần gì phải đọc sách báo nữa cho tốn kém ”  …

Còn tại một thị trấn vùng cao thư viện trường học và thư viện của thị trấn mọc lên. Các mẫu sách tuy không nhiều và phong phú bằng đồng bằng nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu học tập và làm việc của các em học sinh cũng như cán bộ và người dân nơi đây. Cũng như bao thư viện khác ở nông thôn hay thành phố thư viện huyện vùng cao nơi đây cũng vắng tanh như chùa bà đanh. Lâu lâu mới có người đi tìm đọc sách.

Có rất nhiều lý do và nguyên nhân khiến giới trẻ lười đọc sách nhưng dù lý do gì, nguyên nhân gì đi chăng nữa vẫn thấy buồn khi cơ chế thị trường như một ma lực đã cuốn giới trẻ vào vòng xoáy làm mất dần đi những thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông bao đời gây dựng nên.

 Cô Đỗ Thị Trường nhân viên làm việc tại thư viện huyện vùng cao tâm sự : “ học sinh giờ nó tìm trên mạng mà đọc là chủ yếu cháu à, có tuần không có bóng người nào đi mượn sách, đã thế sách báo về lịch sử hiếm thấy học sinh sờ tới. Cô làm đây đã ngần mấy chục năm rồi mà người mượn ngày nhiều nhất trên ngày là bốn người.Ngẫm cũng thấy buồn”.

Thói quen đọc sách và chất lượng đọc sách của người Việt hôm nay vẫn là một ẩn số. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều kiểu xuôi ngược làm giàu khác nhau, nên việc đọc sách giống như một nhu cầu xa xỉ. Người cầm cuốn sách trên tay ít thấy được lợi ích hiện hữu về cơm áo gạo tiền.

Nhớ ngày xưa, khi mà lũ trẻ chúng tôi hào hứng truyền tay nhau những cuốn sách cũ rích, khi thì cả bọn tích góp từng đồng để thuê sách rồi chuyền cho nhau thứ văn hóa đọc nhiều màu sắc ấy. Ngấu nghiến đọc rồi hả hê túm năm túm bảy mà tranh luận về những gì đã đọc. Chúng tôi cứ thế mà lớn dần theo những trang sách. Cứ nghĩ rằng cái phông văn hóa của lớp người ngày ấy cũng được tạo nên từ những trang sách , cuốn truyện sờn cũ.

Nhưng giờ đây cái văn hóa đó dường như là xa xỉ bao trùm dần trong cuộc sống thành thị, nông thôn hay là phố núi khi mà điều kiện đọc của các em đã không khó khăn như xưa nữa thì các em lại nghoảnh đầu với trang sách.

Để khơi gợi, kích thích lớp trẻ đam mê đọc sách là cả vấn đề lớn vô cùng khó khăn. Nó cần được cả xã hội quan tâm bởi, đọc sách cũng chính là sự trau dồi, bồi dưỡng nhân cách hướng tới cái chân thiện mỹ của cuộc sống.

                                                                                                                BD: Trương Lệ Lệ. 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
HƯỞNG ỨNG NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6
Lang thang cùng phở khô phố núi
Huyện Phước Sơn đạt giải Ba toàn đoàn hội thi kể chuyện, tuyên truyền sách hè 2013
Bài thơ sông núi
Tiếp nối những mùa Hoa phượng đỏ xứ Quảng
Hội diễn Hoa phượng đỏ tỉnh Quảng Nam thành công tốt đẹp
Thăm mộ Cụ Huỳnh trên núi Thiên Ấn
Tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích căn cứ Liên Khu ủy và Ban quan sự khu V”
BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH- NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI”
Quảng Nam: Tuyên dương 46 gia đình văn hóa suất sắc giai đoạn 2007-2012
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO