Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Lang thang cùng phở khô phố núi
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 10/07/2013 .Lượt xem: 1415 lượt.

“Sáng nay, anh em mình đi ăn phở khô nhé!”. Anh bạn đang công tác tại Văn phòng Thành ủy Kon Tum mời, còn “đế” thêm: “Lên phố núi mà chưa ăn phở khô thì coi như… chết nửa đời người” (!). Phở thì ăn nhiều rồi, nhưng “phở khô” mới là món lạ, nhất là những ai lần đầu đặt chân đến phố núi Kon Tum. Chưa ăn nhưng đã nghe ruột gan cồn cào.


Chúng tôi dong xe đến quán Cây Bàng trên đường Bà Triệu, TP. Kon Tum. Quán đông nghẹt. Anh bạn ưu tiên cho tôi chọn món. Tôi kêu đại hai tô phở bò, rồi đưa mắt nhìn quanh các bàn khác thăm dò (tất nhiên, để xem mặt mũi cái anh phở khô là thế nào). Dường như đoán được ý tôi, anh bạn cười: “Phở khô còn có tên gọi khác là “phở hai tô”. Em là “thổ địa” ở đây nên sẽ hướng dẫn anh cách ăn và thưởng thức sao cho ngon và… sành điệu”.

Hai tô phở được người phục vụ bàn bưng đến kèm dĩa rau với những xà lách, giá trụng, rau cần, ngò gai, rau quế cùng vài lát chanh, tỏi với ít ớt trái. Nói chung, những thứ rau và gia vị ăn kèm với phở thì chẳng khác gì món phở Bắc, Trung, Nam mà tôi đã từng được ăn, chỉ khác là tô phở… không chan nước phở! Trên bánh phở là ít thịt heo băm xào với tóp mỡ, hành phi. Còn bánh phở là những sợi phở giống sợi bún khô, có màu hơi đục đã được chần qua nước sôi. Cuối cùng là ít giá trụng bên dưới. Lại hai tô nữa được bưng đến, đấy là nước phở. Với người ăn uống không “sành điệu” như tôi thì thấy chẳng khác nào món… xáo bò!

Đến “công đoạn” ăn phở, tôi nhất nhất làm theo sự hướng dẫn của anh bạn. Trước tiên là cho rau cùng tương, sa tế, xì dầu (hay mắm tùy theo sở thích), tiêu, vắt thêm nước chanh vào trộn đều thành một thứ hỗn hợp giống món hủ tiếu, có thể ăn được rồi nhưng như thế là không đúng phong cách. Ăn phở khô phải có “bài bản” hẳn hoi: một tay gắp ít hỗn hợp trong tô phở cho vào miệng nhai, một tay dùng thìa múc nước phở trong “tô thứ hai” đưa lên miệng nhấm nháp. Cứ thế, cứ thế và cứ thế cho đến khi tô phở (cả hai tô chứ) hết lúc nào không hay. Sợi phở hơi dai chứ không bủn nát như sợi phở thường. Thịt heo beo béo. Thịt bò mềm cùng nước phở ngon ngọt. Tóp mỡ và hành phi giòn tan. Tương đen, tương ớt bằm, rau mùi, tiêu núi cùng hòa quyện trong cách ăn phở theo kiểu “liên hoàn cước” giữa phố núi một sớm mùa đông thật khó quên. Ôi, cái món phở khô cầu kỳ mà ngon đáo để. Một lần được thưởng thức phở khô chính tại mảnh đất của những sử thi “Đam San”, “Xinh Nhã”…, trong không gian “phố núi cao phố núi mờ sương”, chợt thấy những người gọi món ăn này là “quốc hồn quốc túy” của Tây Nguyên không phải là không có lý.


Những ngày lang thang trên phố núi ở Tây Nguyên, vô công rỗi nghề, tôi lại có dịp “khám phá” món phở khô. Ở TP. Kon Tum, ngoài quán Cây Bàng còn có quán phở Vân, trên đường Phan Đình Phùng, cũng nổi tiếng không kém. Rời Pleiku, tỉnh Gia Lai, cũng nhớ lắm hương vị phở khô tại quán phở Hồng, đường Nguyễn Văn Trỗi; quán Ngọc Linh, đường Sư Vạn Hạnh; quán Ngọc Sơn, đường Hùng Vương; quán Tàu Lí, đường Trần Phú… “Phở hai tô” có giá 20-22 ngàn đồng/tô, cũng rẻ so với nhiều món điểm tâm buổi sáng.

Trong câu chuyện hàn huyên bên dòng Đăk Bla, những người bạn của tôi cho rằng phở khô là một biến tấu, vừa phù hợp với điều kiện của Tây Nguyên trong thời điểm còn quá khó khăn, lại vừa phù hợp với thói quen ăn uống của người dân bản địa. Phở khô hiện không còn là “cõi riêng” ở phố núi Tây Nguyên mà đã “xuống núi” vào một số hàng quán ở đất Sài Gòn. Một chủ quán phở khô tại Pleiku cho biết, tại TP.HCM mấy năm cũng xuất hiện các quán phở khô. Cách chế biến cũng không khác mấy, sợi phở cũng đưa từ Gia Lai, Kon Tum xuống, nhưng có quán lại thêm chả bò viên hay gân bò vào trong tô nước phở tùy theo sở thích của thực khách. Lại một “biến tấu” nữa của món “phở hai tô”!

                                                                                                    Bài, ảnh: Trịnh Ly Lan

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Huyện Phước Sơn đạt giải Ba toàn đoàn hội thi kể chuyện, tuyên truyền sách hè 2013
Bài thơ sông núi
Tiếp nối những mùa Hoa phượng đỏ xứ Quảng
Hội diễn Hoa phượng đỏ tỉnh Quảng Nam thành công tốt đẹp
Thăm mộ Cụ Huỳnh trên núi Thiên Ấn
Tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích căn cứ Liên Khu ủy và Ban quan sự khu V”
BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH- NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI”
Quảng Nam: Tuyên dương 46 gia đình văn hóa suất sắc giai đoạn 2007-2012
PHƯỚC SƠN CÓ 03 GIA ĐÌNH ĐƯỢC UBND TỈNH TUYÊN DƯƠNG GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU XUẤT SẮC 5 NĂM (2007-2012
LÀNG LỤA QUẢNG NAM “BẢO TÀNG SỐNG” NGHỀ TẰM TANG XỨ QUẢNG
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO