Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Thơ của tác giả Trịnh Ly Lan
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 01/08/2013 .Lượt xem: 901 lượt.

                          Lời mẹ tự nghìn xưa...

                                                       

Sửng sốt đứng trong gian nhà thuở nhỏ

Hãy còn kia dấu võng tháng năm buồn

Mẹ lam lũ sau ngày dài thiếu sữa

Con day vào núm vú mỗi hoàng hôn.

Hai đầu võng nghiến lì mòn cột gỗ

Những âm thanh rời rạc tái tê buồn

Âm thanh ấy nghiến sâu vào giấc ngủ

Nghiến cả vào câu hát vắt qua đêm.

Võng đã tả tơi, mẹ nằm dưới mộ

Ai thương con ru giấc ngủ vật vờ?

Dù câu hát đau xoáy lòng trẻ nhỏ

Cũng là lời của mẹ tự nghìn xưa.

     (Bài thơ Dấu võng, tác giả: Võ Văn Trực)

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một nơi chôn nhau cắt rốn để nhớ về. Nơi ấy có có rất nhiều kỷ niệm. Những kỷ niệm về mái nhà xưa, về người mẹ tảo tần với dòng sữa ngọt ngào và lời ru mượt mà đằm thắm. Cũng có thể, khi còn thơ bé ta không nhận ra. Sau nhiều năm đi xa, mái tóc đã nhuốm màu sương gió, về lại dưới mái nhà xưa, chợt thoảng thốt giật mình khi nhận ra dấu võng in hằn vết gỗ:

 

                                      Sửng sốt đứng trong gian nhà thuở nhỏ

Hãy còn kia dấu võng tháng năm buồn

                                           Mẹ lam lũ sau ngày dài thiếu sữa

Con day vào núm vú mỗi hoàng hôn.

Bài thơ mở ra từ sự ngạc nhiên đầy xúc cảm của đứa con trước một dấu võng khắc vào gỗ như “chứng nhân” bao nỗi nhọc nhằn của mẹ. Có lẽ, sau nhiều năm tháng xa quê, xa “ngôi nhà thuở nhỏ”, người con ấy không bao giờ ngờ rằng cái “dấu võng” kia vẫn tồn tại theo thời gian. Qua dòng hoài niệm của người con, hiển hiện ra trước mắt ta hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ sớm hôm và một đứa bé háu đói cứ “day” vào vú mẹ mỗi buổi hoàng hôn. Dòng sữa mẹ đã cạn khô nhưng con trẻ ngây thơ nào đâu biết! Những câu thơ là những dòng tự sự đầy tâm trạng. Trong cái nỗi niềm man mác buồn ấy là bức tranh sinh động về tình mẫu tử, về sự nhẫn nại hi sinh của người mẹ đối với đứa con non nớt thơ ngây.

Từ “dấu võng” ấy, ta nghe được nhưng âm thanh khắc khoải của tiếng võng ru đưa vừa hiện thực lại vừa mơ hồ, rời rạc trong tâm tưởng, trong những hồi ức chập chờn về mẹ:

Hai đầu võng nghiến lì mòn cột gỗ

                                         Những âm thanh rời rạc tái tê chìm

Âm thanh ấy nghiến sâu vào giấc ngủ

Nghiến cả vào câu hát vắt qua đêm.

Không biết bao lần “hai đầu võng nghiến lì mòn cột gỗ” để phát ra những âm thanh ngắt quãng, rời rạc, tái tê như nỗi lòng của người mẹ hát đưa nôi. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh người mẹ hiện lên với nhưng lam lũ đời thường nhưng ở khổ thơ thứ hai, hay nói đúng hơn là qua những âm thanh của tiếng võng, ta mới hiểu tâm trạng của người mẹ. Tiếng võng rất buồn. Nó không là tiếng “kẽo...kịt” mỗi trưa hè hay rì rào cơn gió mùa thu mà nó như một làn dao cứa vào ruột gan đau buốt. Cả khi đứa con đã ngủ say rồi người mẹ vẫn còn thức đưa nôi. Câu hát của mẹ “vắt qua đêm”. Mẹ hát ru con hay chính là lời ru thân phận? Điệp động từ “nghiến” được nhắc lại ba lần thật nặng nề xa xót. Nhịp thơ nhẹ nhàng và mang âm hưởng buồn, nhưng tứ thơ vỡ òa trong khổ thơ cuối:

Võng đã tả tơi, mẹ nằm dưới mộ

                                         Ai thương con ru giấc ngủ vật vờ?

Dù câu hát đâu xoáy lòng trẻ nhỏ

Cũng là lời của mẹ tự nghìn xưa.

Năm tháng cứ mặc nhiên trôi qua, đứa con trở thành người lớn, chiếc võng năm xưa mục mục nát và người mẹ đã hóa thân vào cát bụi. Đến đây, ta mới hiểu được những nỗi u hoài trong tiếng võng và trong lời ru ấy: Trước khi sinh con, có lẽ người mẹ đã gặp nhiều bất hạnh? Lời ru của mẹ nhọc nhằn như cuộc đời của mẹ? Một nữa ru con và một nữa ru mình? Dù đời mẹ thế nào thì lòng mẹ thương con vẫn bao la vô bờ bến: “Ai thương con ru giấc ngủ vật vờ”. Dường như đứa con cũng thấu hiểu nỗi lòng của mẹ nên câu thơ  không phải là sự trách móc mà là lời tự vấn...

Dù câu hát đau xoáy lòng trẻ nhỏ

Cũng là lời của mẹ tự nghìn xưa.

Đó là sự khẳng định!

Tình thương của mẹ thật bao la. Dẫu rằng đứa con đã từng nằm trong chiếc võng chòng chành với câu hát “đau xoáy lòng” hay có những “ngày dài thiếu sữa” nhưng đôi tay mẹ vẫn chở che nuôi dưỡng nó nên người. Những tình cảm của mẹ dành cho con vì thế rất thiêng liêng!

Hình tượng người mẹ trong dòng chảy văn học Việt Nam được nhiều người nhắc đến. Song, với một chi tiết (dấu võng) và những hoài niệm khôn nguôi, bài thơ đã làm xúc động lòng người. Nhà thơ Võ Văn Trực chung thủy với đề tài về miền quê chiêm trũng với thân phận những con người một nắng hai sương. “Dấu võng” là một trong những bài thơ hay của ông.                                                                                                                            Trịnh Ly Lan

[Trở về]
Các tin mới hơn:
VƯỜN TRẦU CỦA CHA
Thơ văn của tác giả Huỳnh Trương Phát
Thơ của tác giả Nguyễn Cường
Bình luận thơ văn của tác giả Nguyễn Đức Dũng
Thơ Huỳnh Trương Phát
Khi đàn bà lụy rượu…
Thơ của tác giả Võ Bá
Giật mình nhớ gọi nghe mòn tiếng quê
Mẹ và quê hương trong “Gió qua triền cát”
Thơ thiếu nhi của Trịnh Ly Lan
    
1   2   3   4   5   6   7  
    
Các tin cũ hơn:
Thơ trào phúng : Loanh quanh chữ “Vàng”
Em gái Bhnoong - Huỳnh Đức Trung
Sắc Xuân (Thơ Lê Lam Giang)
Chí làm trai (Thơ Huỳnh Đức Trung)
Khâm Đức xuân về (Thơ Huỳnh Đức Trung)
Suy ngẫm cuộc đời (Thơ Colchichine)
Tết quê (Hoàng Chương)
Xuân về "Nghe em hát còn duyên" (Hoàng Chương)
Đọc Gia huấn ca, suy ngẫm về giáo dục con cái hiện nay (Hoàng Chương)
Nghĩa tình Phước Sơn (Thơ Lê Lam Giang)
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO