Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH- NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI”
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 13/09/2013 .Lượt xem: 927 lượt.

Nhà văn Nhật Bản Hiramatsu Tomoko đã nói như vậy trong một tác phẩm cùng tên do bà viết và tận tay bà trao tặng cho bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam- tháng 8/2011, tại Hà Nội, trong dịp bà cùng đoàn đại biểu Chi hội Hội đồng phát triển hòa bình hữu nghị Nhật Bản- Việt Nam (JVPF) tại Saitama- Nhật Bản với cương vị là Chủ tịch Chi hội sang thăm Việt Nam. Nhà văn Hiramatsu Tomoko cho biết số tiền thu được từ việc bán cuốn cách này, bà dành tặng cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng nhà văn Hiramatsu Tomoko huy chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” để ghi nhận sự ủng hộ và đóng góp của bà dành cho nhân dân Việt Nam.

         Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, báo Tin tức- Thông tấn xã Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, báo Thanh niên,… nhà văn Hiramatsu Tomoko nói rằng, thời tuổi trẻ  bà đã biết đến Việt Nam, một đất nước nghèo khó lại chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh. Bà cũng đã từng tham gia nhiều cuộc biểu tình tại nước Nhật của bà để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Lúc bấy giờ các hãng truyền hình, thông tấn quốc tế thường xuyên đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và bất ngờ bà lại biết đến bà Nguyễn Thị Bình- một người phụ nữ  Việt Nam tham dự Hội nghị Paris về chiến tranh Việt Nam. Bà thật sự khâm phục và mong đợi một ngày nào đó sẽ sang Việt Nam, tìm gặp cho được bà Nguyễn Thị Bình để làm nên tác phẩm và điều đó đã thành hiện thực. Đối với một đời cầm bút như bà, bà cảm thấy hạnh phúc và rất hạnh phúc. Hình ảnh người con gái Việt Nam kiên cường, bất khuất, khôn khéo nhưng không kém phần dịu dàng, quyến rũ đã cho bà nhiều cảm xúc. Bà gọi đó là con người làm thay đổi thế giới.

        Nhà văn Hiramatsu Tomoko cũng không nghĩ lại có một ngày mình đặt chân đến quê hương Quảng Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của người con gái Việt Nam- Nguyễn Thị Bình. Hôm ấy là ngày 2/8/2011 và nhiều lần trước đó nữa. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Nam đón tiếp bà và các thành viên trong đoàn. Buổi gặp mặt đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị sâu sắc, ông Hoàng Châu Sinh, phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam cám ơn nhà văn Hiramatsu Tomoko và các thành viên trong đoàn đã quan tâm giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ở Quảng Nam, đồng thời ông chia sẻ nỗi đau mà đất nước Nhật đã trải qua do động đất và sóng thần gây ra. Dịp này Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội nạn nhân chất độc da cam Quảng Nam đón nhận tác phẩm “Bà Nguyễn Thị Bình- người làm thay đổi thế giới” do nhà văn Hiramatsu Tomoko trao tặng. Sách dày 320 trang, trong đó bà dành 19 trang in 49 tấm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Bình, về nỗi đau của người Việt Nam trong chiến tranh,… Đặc biệt bà dành 28 trang để sơ lược tiểu sử và quá trình hoạt động của bà Nguyễn Thị Bình bằng hình thức viết tay chữ Việt Nam, dịch ra tiếng Nhật. Trong đó có đoạn bà ghi lại lời tâm sự của bà Nguyễn Thị Bình rằng trong các cuộc trò chuyện, nhiều người đã hỏi về đời tư, bà Nguyễn Thị Bình luôn luôn khiêm tốn trả lời: Không có gì đặc biệt. Chồng tôi trước kia ở quân đội, còn tôi làm ngoại giao. Chúng tôi ở 2 mặt trận khác nhau, ít được gặp nhau. Đó là sự hy sinh bình thường của bao gia đình Việt nam trong thời chiến. Tôi có 2 con: một trai, một gái. Chúng đều lớn, có gia đình riêng, nên tôi đã có một cháu nội, một cháu ngoại. Điều mà tôi làm chưa tốt là khi các con tôi còn nhỏ, tôi thường đi công tác xa, vắng nhà, nên đành phải chúng nó cho các em tôi hoặc nhờ bạn bè trông nom. Có thắng lợi nào không có hy sinh, có thành công nào không trả giá. Nếu phải làm lại, chắc tôi cũng sẽ làm như đã làm.”                                                                                Huỳnh Trương Phát (Hội Nhà báo Quảng Nam)  

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam: Tuyên dương 46 gia đình văn hóa suất sắc giai đoạn 2007-2012
PHƯỚC SƠN CÓ 03 GIA ĐÌNH ĐƯỢC UBND TỈNH TUYÊN DƯƠNG GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU XUẤT SẮC 5 NĂM (2007-2012
LÀNG LỤA QUẢNG NAM “BẢO TÀNG SỐNG” NGHỀ TẰM TANG XỨ QUẢNG
Ký ức tuổi thơ với những ống thụt bời lời
Quảng Nam : Hội thảo “Đạo đức người làm báo trong khai thác và xử lý nguồn tin”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam : kỷ niệm 33 năm ngày Du lịch thế giới
“KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC THÌ ĐỪNG LÀM BÁO ! ”
Phúc tra các danh hiệu văn hóa
Ở nơi phụ nữ sống vị tình
Mở lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội về nông nghiệp, nông thôn, miền núi.
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO