Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
LAN MAN CÙNG… BỮA CƠM GIA ĐÌNH
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 01/07/2014 .Lượt xem: 1026 lượt.

Thông điệp "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn lựa là chủ đề của Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2014, gắn với chủ đề truyền thông về công tác gia đình năm 2014 là "Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình" nhằm mong muốn mỗi người trân trọng hơn những giây phút sum họp của gia đình bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm đồng thời nêu cao các giá trị truyền thống của người Việt, đó là tình cảm tôn kính, yêu thương, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.


Được biết, từ nhiều năm nay, Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 luôn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững đồng thời tôn vinh các giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ. Đặc biệt, hoạt động của Ngày gia đình Việt Nam 28.6 năm nay sẽ được lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của gia đình Việt Nam trong lịch sử dựng nước, giữ nước, hướng về bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền Tổ quốc.

Trở lại với thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” của ngày Gia đình Việt nam 28/6 năm nay, có lẽ mỗi người dân Việt ai cũng “nao nao” trong tâm khảm mình về nét dân giã thường nhật này. Bởi từ truyền thống cội nguồn sâu xa, bữa cơm gia đình chứa đựng những yếu tố văn hóa rất tinh tế và thú vị, lay động trong trái tim mỗi người về mái ấm gia đình. Ở đó, là nơi chốn yêu thương, là kỷ niệm của đời người không thể nào quên được. Bữa cơm gia đình là dịp để ông bà, cha mẹ răn dạy con cháu lẽ sống ở đời. Ví như ngay từ bữa ăn đã thấm lời giáo điều “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “”Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, lẽ đạo biết kính trên nhường dưới, lễ phép, lịch sự… ngay từ bữa cơm gia đình. Để từ đó, liên hệ đến những bài học đạo lý sâu xa hơn, và con người cũng vượt ra khỏi không gian gia đình để đi ra với láng giềng, họ hàng và những hành trình khác trên cuộc đời… Đó là cách giáo dục hết sức cụ thể, thiết thực từ bữa cơm gia đình về ý thức, đạo đức từ gia đinh ra xã hội…Đặc biệt, trong bữa cơm gia đình, người phụ nữ (người bà, người mẹ, người chị) thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân yêu vào mỗi món ăn hàng ngày. Truyền thống, nền nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Vì vậy, bữa cơm gia đình là dịp sinh hoạt trong gia đình với đầy đủ các thành viên thật nề nếp, trật tự. Thường mỗi người một việc song ai cũng cố gắng hiện diện để bữa cơm ấm áp hơn. Đến đây thì bữa cơm gia đình không thuần ý là chuyện ăn uống nữa mà sự mong muốn chia sẻ, gặp gỡ của tất cả các thành viên trong gia đình. Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn để bảo vệ sức khỏe mà còn là phương tiện để tương tác và quan tâm chia sẻ giữa các thành viên, qua đó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và nhất là giáo dục lối sống lành mạnh cho con cháu. Điều đó tạo nên nét đẹp độc đáo của văn hóa bữa cơm gia đình Việt. Nhiều người bày tỏ rằng, mỗi khi vắng nhà hay đi xa quê nhà, là họ nhớ lắm bữa cơm gia đình. Dường như trong ký ức mỗi người đều cảm nhận điều gì đó thật thiêng liêng, quý giá, rưng rưng nỗi nhớ khi nhắc nhớ đến bữa cơm gia đình…

Ngày nay, khi xã hội càng hiện đại, cuộc sống bận rộn khiến không ít người ta không còn chú trọng nhiều đến việc gìn giữ nét văn hoá rất thuần Việt từ bữa cơm gia đình. Cái cảnh “cơm hàng cháo chợ” đã thay cho bữa ăn gia đình đầm ấm như trước đây. Mỗi thành viên trong gia đình đều có “lý lẽ” riêng hợp lý để vắng mặt trong bữa ăn. Cũng có không ít gia đình coi việc nấu nướng là mất thời gian, cứ thức ăn sẵn cho tiện, nên không còn cảnh vợ chồng cùng vào bếp, hay người vợ tỉ mẩn công phu làm những món ăn chồng con mình yêu thích, cảnh cả nhà quây quần quanh mâm cơm đối với nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ và ở đô thị ngày càng trở nên “vắng bóng”. Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sự gắn kết các thành viên gia đình trong xã hội hiện đại ngày càng lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm chia sẻ với nhau, tình cảm gia đình xa vời... Điều đó đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ nhiều loại bệnh tật và ảnh hưởng  xấu đến bầu không khí thân thiện, gắn kết các thành viên trong gia đình.  Do đó, những bữa cơm gia đình với đầy đủ các thành viên trong nhà thường trở nên hiếm hoi. Tình thương người thường phải bắt đầu từ sự yêu thương cha mẹ, anh em và sự trân trọng, gìn giữ cội nguồn từ những bữa cơm gia đình… Và, khi cái bếp với ba ông đầu rau bằng đất với những “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch” của thời quá khứ suốt ngày khói rơm mù mịt thưở nào đã dần dần chuyển đổi thành bếp không khói, bếp than, bếp dầu rồi bếp ga, nồi cơm điện, bếp từ thì liệu bữa cơm gia đình từ thành thị lẫn nông thôn có còn nồng ấm như xưa…?

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc ấm no, bình đẳng là điểm tựa để mỗi thành viên gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Trong đó mỗi bữa cơm gia đình là “sợi chỉ hồng’ xuyên suốt gắn kết các thành viên cùng chia bùi sẻ ngọt trong cuộc sống thừong nhật. Vì vậy, cuộc sống dù có hiện đại, bận rộn thé nào đi chăng nữa thì thiết nghĩ mỗi thành viên không nên xem nhẹ bữa ăn gia đình, bởi đó là truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt và là nét bản sắc độc đáo của văn hoá Việt Nam. Đố cũng là thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” gióng lên hồi chuông để mọi người cũng nhớ rằng: Mái ấm gia đình là nơi chốn quay về và để yêu thương…

                                                                                                                                  LINH CHI

[Trở về]
Các tin mới hơn:
TỰ KHÚC CÙNG SÔNG
HUẾ, VÀ THU VỀ...
Thơ của tác giả Thái Bảo & Dương Đỳnh
Đại hội Chi hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Quảng Nam
MUÔN NẺO PHÙ VÂN
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT “TÌNH YÊU CUỘC SỐNG”
GIỌNG QUẢNG
HỘI VH-NT QUẢNG NAM TỌA ĐÀM 4 TẬP THƠ CỦA HỘI VIÊN
Các tin cũ hơn:
Thơ trào phúng : Loanh quanh chữ “Vàng”
Em gái Bhnoong - Huỳnh Đức Trung
Sắc Xuân (Thơ Lê Lam Giang)
Chí làm trai (Thơ Huỳnh Đức Trung)
Khâm Đức xuân về (Thơ Huỳnh Đức Trung)
Suy ngẫm cuộc đời (Thơ Colchichine)
Tết quê (Hoàng Chương)
Xuân về "Nghe em hát còn duyên" (Hoàng Chương)
Đọc Gia huấn ca, suy ngẫm về giáo dục con cái hiện nay (Hoàng Chương)
Nghĩa tình Phước Sơn (Thơ Lê Lam Giang)
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO