Từ năm 2011 đến nay, tổng kinh phí từ các nguồn vốn lồng ghép chương trình 134, 135, 30a, 30b, Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn ở 9 huyện miền núi của tỉnh lên hơn 856 tỷ đồng ưu tiên cho 96 xã xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn này các huyện đã đầu tư 32 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, kiên cố hóa 83 tuyến kênh mương phục vụ nước tưới cho 898ha lúa nước, 108 công trình thủy lợi nhỏ… Ngoài ra, nhiều huyện miền núi tập trung xây dựng các mô hình: Trồng trọt chăn nuôi, nuôi thủy sản, lầm nghiệp, làm vườn…
Việc lồng ghép các nguồn vốn để nâng cấp, xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh tại địa bàn các xã đã từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Cùng với đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số bước đầu tiếp cận với thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả. Đời sống văn hóa ở khu dân cư từng bước được cải thiện.
PHƯỚC LÊ