Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Nhạc cụ đinhtúk của người Tàriềng
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 04/09/2014 .Lượt xem: 561 lượt.

“Choóc đay”, tiếng người Tàriềng (một nhánh của dân tộc Giẻtriêng) nghĩa là lễ hội lớn. Hằng năm, khi những con chim ch’rao bay về đậu trên mái Moong (nhà cộng đồng làng) hót líu lo cũng là thời điểm cái rẫy lúa, rẫy bắp mơn mởn xanh thì cộng đồng người Tàriềng vào mùa hội Choóc đay. Đây là dịp tiếng đinhtúk ở các bản làng Tàriềng trầm bổng vang lên hòa với cồng chiêng cùng những điệu múa vui tươi đầy sức sống của những người con trai, con gái trong làng.

Để chuẩn bị cho lễ hội Choóc đay, trai tráng người Tàriềng lên rừng săn con thú, hái rau hay ra con suối bắt cá; phụ nữ và con gái ở nhà chuẩn bị củi đốt và gạo nếp để nấu bánh. Rượu tàvak, rượu cần ủ đầy nhà. Không có trâu thì làng làm heo “hết lớn”. Rượu thịt có đủ cho dân làng một bữa no say mừng ngày hội lớn. Trước đó vài ngày, những nghệ nhân có uy tin trong làng lên rừng tìm loại trúc về làm đinhtúk. Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, đinhtúk cũng đã làm xong, làng người Tàriềng tưng bừng vào mùa lễ hội Choóc đay.


Sáng sớm tinh mơ, dân làng mặc váy áo thổ cẩm rất đẹp tập trung tại sân nhà Moong trong tiếng cồng chiêng, tiếng đinhtúk trầm bổng. Sau những nghi thức đâm trâu dâng cúng Giàng, cúng thần linh, đất trời... phù hộ cho dân làng một mùa bội thu, trai gái trong đội đinhtúk của làng cùng nhảy múa các bài đinh túk truyền thống. Ai không nhảy múa thì uống rượu chuyện trò vui vẻ. Rượu làm cho mọi người cởi mở hơn, hòa đồng hơn, hưng phấn lắc lư theo nhịp đinhtúk trầm bổng giữa non cao...

Đinhtúk là loại nhạc cụ đặc sắc của người Tàriềng ở Quảng Nam. Bộ đinh túk gồm có 6 ống sáo dài ngắn, lớn nhỏ khác nhau được làm từ thân của một cây trúc. Mỗi ống một lóng, giữ nguyên một mắt, đầu kia vát hai bên để thổi. Theo tên gọi của người Tàriềng, các ống đinhtúk theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, từ dài nhất đến ngắn nhất gồm: Piđu, piđu 2, che, chăt, rơn 1 và rơn 2. Các ống nứa làm đinhtúk còn tươi, ngay khi làm xong, nghệ nhân thẩm âm và chỉnh sửa ngay những ống cho âm thanh không chuẩn.

Loại trúc làm đinhtúk mọc đầy trên những cánh rừng quanh làng người Tàriềng, nhưng không phải cây nào cũng làm được loại đinhtúk đúng kỹ thuật, cho âm điệu hay. Trong số những cây trúc ấy, những nghệ nhân có kinh nghiệm chọn một cây đáp ứng được các yêu cầu như thẳng nhất, sáng màu và da láng, các mắt không bị hư và đủ độ dài để tiến hành làm đinhtúk. Theo các vị cao niên, trước đây đinhtúk của người Tàriềng nói riêng, cộng đồng Giẻtriêng nói chung thường là những ống lớn và dài hơn các ống đinhtúk hiện nay. Nhưng thổi được những ống đinhtúk như thế phải là những nghệ nhân có kỹ thuật cao và phải có sức khỏe tốt. Bộ đinhtúk hiện nay nhỏ hơn, các ống trúc cũng ngắn hơn nhưng cũng thông dụng, phù hợp với nhiều người thổi.

Nghệ nhân trình diễn đinhtúk phục vụ lễ hội văn hoá choóc đay gồm có  8 người, trong đó có 6 người thổi đinhtúk và 2 người hòa điệu cồng chiêng. Những nghệ nhân thổi đinhtúk mỗi người phụ trách mỗi ống. Trong trình tấu, nghệ nhân phụ trách ống đinhtúk ngắn nhất thổi trước, tiếp đến các ống lớn lớn hơn mới thổi. Ống đinhtúk dài nhất được tấu sau cùng. Có thể chia 6 ống đinhtúk làm 3 cặp. Trong trình diễn thì cặp ngắn nhất thổi trước, kế đến là cặp trung và cặp dài nhất thổi sau cùng. Tùy theo từng bài đinhtúk mà 6 người thổi hòa âm với nhau thành 8 giai điệu, gọi là 8 bài đinhtuk, hòa điệu cho 8 điệu múa trong biểu diễn đinhtúk của người Tàriềng. Những điệu múa ấy gồm: da dă, pê lách, túk chêêm hoong, troong zục, trơn lăil, kpiêu zưc zăih, tăkla zu và điệu múa trung gian giữa tăkla zu với da dă. Điệu múa trung gian này làm cho mạch vũ điệu trong lễ hội luôn tiếp diễn. Sự chuyển hoá linh hoạt và uyển chuyễn giữa các bài đinhtúk và giữa các bài múa với nhau là sáng tạo thông minh, giàu xúc cảm  và tâm hồn phóng khoáng của người Tàriềng.

Đinhtúk là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và sinh hoạt đời sống lao động sản xuất của người Tàriềng. Những mùa lễ hội Choóc đay, mừng nhà mới, mừng cưới hỏi... cả làng góp của góp công tổ chức lễ hội lớn. Âm nhạc chủ đạo trong các lễ hội lớn ấy là đinhtúk. Tuy nhiên, trong quá trình sống cộng cư cùng các dân tộc khác như Cơtu, Ve... người Tàriềng đã tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật cồng chiêng, dùng cồng chiêng hoà âm với đinhtúk. Sự kết hợp giữa đinhtúk với cồng chiêng làm cho không khí lễ hội sôi động hơn, âm điệu đinhtúk thêm trầm bổng, thanh thoát  hơn.

Đến làng người Tàriềng vào dịp Choóc đay, sẽ được hòa chung niềm vui lễ hội với đồng bào. Trong âm điệu đinh úk trầm bổng véo von, trong men nồng tavạk mềm môi và những điệu múa za zá, pê lách, túk chêm hoong... mới thấy đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vùng biên này thật phóng khoáng.

                                                                   Bài, ảnh: PHƯỚC LÊ

                                  

[Trở về]
Các tin mới hơn:
KỶ NIỆM NGÀY ÂM NHẠC VIỆT NAM
THI ĐẤU 7 BỘ MÔN TẠI ĐẠI HỘI TD-TT TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII – 2014
Chỉ thị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015
THU NHẬP XÃ HỘI TỪ DU LỊCH ƯỚC ĐẠT 3.500 TỶ ĐỒNG
TỔ CHỨC HƠN 1.600 BUỔI CHIẾU PHIM PHỤC VỤ NHÂN DÂN
THƯ VIỆN TỈNH PHỤC VỤ HƠN 25 NGHÌN LƯỢT BẠN ĐỌC
Đoàn từ thiện Tịnh xá Tam Kỳ tặng quà xã Phước Kim
KHƠI NGUỒN TIỀM NĂNG DU LỊCH XỨ QUẢNG
HỘI THẢO GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NHÃN BÔNG SEN XANH VIỆT NAM
Hội thảo khoa học Phan Khôi với những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa dân tộc
    
1   2   3   4   5   6   7  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO