Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
THÁNG HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH – HÃY GIỮ BÌNH YÊN MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 02/12/2014 .Lượt xem: 684 lượt.

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã nêu: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình'. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, tinh thần và cả về kinh tế; ngoài ra, theo phân loại các hình thức bạo lực gia đình còn có cả yếu tố bạo lực tình dục.

Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Những năm gần đây, một số tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam xây dựng mô hình “Ngôi nhà bình yên” để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình, cố gắng xoa dịu nỗi đau của những con người không may mắn đó; tuy nhiên mô hình này chỉ là giải pháp cuối khi chưa có lối thoát. Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7 năm 2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm và ngày càng trầm trọng hơn. Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Đây là hậu quả là hết sức nguy hại làm cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong gia đình sẽ mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó có thể dẫn đến chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp. Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi. Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ 'vạch áo cho người xem lưng'. Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ. Vì vậy, việc phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính. Cần nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội. Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.


Với chủ đề “Hãy hành động vì một xã hội không bạo lực” cùng 5 thông điệp truyền thông: bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật; yêu thương và tôn trọng là bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình; hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn; hãy nói không với bạo lực gia đình; roi vọt không dạy trẻ em nên người - Yêu thương mạnh hơn lời mắng, tất cả nhằm  khẳng định: Bạo lực gia đình là sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi nạn bạo lực chống lại phụ nữ đang là mối quan tâm của các quốc gia. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, pháp luật thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng nam nữ xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ trong đó có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... nhằm bảo vệ hạnh phúc của mỗi gia đình Việt Nam, bảo vệ quyền con người của công dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bao gồm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và an toàn. Thực hiện kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quảng Nam là một trong 3 tỉnh/thành trong cả nước (cùng với Đồng Nai, Vĩnh Phúc) tổ chức thí điểm Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình với quy mô rộng khắp không chỉ ở cấp tỉnh mà mỗi huyện thị, mỗi xã, phường, thị trấn đều có những hoạt động thiết thực với hình thức và nội dung phong phú. Đây là cơ sở thực tiễn để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định lấy tháng 11 hằng năm làm “Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc, hạn chế tối đa các vụ bạo lực gia đình, chuẩn bị cơ sở thực tiễn và pháp lý triển khai Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình 2014; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác xây dựng gia đình, đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực giải quyết các các vấn đề bức xúc của gia đình hiện nay, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, phát triển bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng XI và các nội dung của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Là một trong 3 địa phương (cùng với tỉnh Đồng Nai và Vĩnh Phúc) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đại diện cho ba vùng miền trong cả nước tổ chức thí điểm “Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình”, lễ phát động tại tỉnh Quảng Nam là khởi điểm cho loạt hoạt động hướng tới phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức, của từng gia đình và mỗi cá nhân đối với việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó góp phần xây dựng đời sống lành mạnh cho mỗi cá nhân, mọi gia đình và toàn xã hội. Theo đó, Quảng Nam cũng đưa ra mục tiêu tiếp tục xây dựng và phát triển gia đình hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống lồng ghép giới, nâng cao công tác tuyên truyền, phối hợp, lồng ghép với các Sở Ban ngành; lồng ghép các chiến dịch truyền thông với các sự kiện Ngày quốc tế phòng chống bạo lực, Ngày Gia đình Việt Nam, các hoạt động dân số, sinh hoạt gia đình văn hoá; đa dạng các hình thức sinh hoạt, tuyên truyền về tại các Câu lạc bộ gia đình; gặp gỡ, cảm hoá những người có hành vi bạo lực gia đình thay đổi hành vi; có biện pháp phát hiện, răn đe, xử lý các đối tượng bạo lực gia đình; thực hiện cộng đồng chung tay xây dựng gia đình, phát triển kinh tế - xã hội…Về triển khai Luật Phòng chống bạo lực gia đình, từ năm 2008, trên cơ sở Mô hình điểm phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thí điểm tại xã Tam Dân (huyện Phú Ninh), đến năm 2011, mô hình này tiếp tục được triển khai tại 04 xã là Tam Phú (T.P Tam kỳ), Bình Tú (huyện Thăng Bình), Tiên Lộc (huyện Tiên Phước) và xã Ba (huyện Đông Giang). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 xã triển khai mô hình điểm, với 105 Câu lạc bộ - Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình với trên 3.000 thành viên tham gia. Hoạt động của các mô hình này tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật truyền thông nâng cao nhận thức về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ đã được thực hiện với những hình thức, nội dung đa dạng, phong phú và hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ này đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân, giúp hiểu rõ hơn về nội dung của Luật góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn. 

 Trong thời gian qua, công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động và tập trung các hoạt động hướng về cơ sở như đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là quan tâm tuyên truyền các Luật: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010; Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi. Đồng thời tổ chức các hoạt động nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, thực hiện “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, giai đoạn 2012-2015”. Tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình với các ngành, đoàn thể có liên quan như Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… Xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc và không có bạo lực là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, thu sự quan tâm, vào cuộc của cả cộng đồng…Tại buổi lễ phát động “Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình” tại tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Chín – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp phối hợp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, chú trọng công tác phòng ngừa tại các địa bàn có nguy cơ cao xảy ra bạo lực gia đình; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các vụ bạo lực gia đình; củng cố và xây dựng mạng lưới tư vấn, hòa giải thôn, ấp bản, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục gia đình và phòng chống bạo lực gia đình gắn với xây dựng đời sống văn hóa. Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình tại được triển khai Quảng Nam và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Đồng Nai sẽ là cơ sở thực tiễn và pháp lý để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ quyết định triển khai Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình trên phạp vị toàn quốc trong thời gian tới. Đây chính là một hoạt động tạo tiền đề cho công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình trong những năm tiếp theo với những yêu cầu mới, đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện đại. Và tất cả từ thông điệp “Đừng vung tay, hãy cầm tay” của “Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình’ năm 2014, hãy gữ sự bình yên trong mỗi mái ấm gia đình Việt...

                                                                                                                    LINH CHI 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển lãm ảnh nghệ thuật Di sản văn hóa và danh thắng Quảng Nam lần thứ I
HỘI THẢO “VĂN HÓA LÀNG VIỆT QUẢNG NAM – NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG”
Hội phụ nữ với công tác phòng chống bạo lực gia đình.
TẬP HUẤN CÔNG TÁC GIA ĐÌNH NĂM 2014
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG NĂM 2015
QUÝ I/2015 XỬ PHẠT 20 TRIỆU ĐỒNG
TẶNG 750 BẢN SÁCH CHO 03 XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
QUÝ I/2015 TỔ CHỨC CHIẾU PHIM PHỤC VỤ 113.936 LƯỢT NGƯỜI XEM
BẾ GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO CÁN BỘ ĐỀ ÁN 52 LẦN THỨ 3
QUẢNG NAM THÊM SẢN PHẨM DU LỊCH MỚI “ĐÊM CÙ LAO”
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO