Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 27/03/2015 .Lượt xem: 570 lượt.
40 năm trước, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 24-3-1975, thị xã Tam Kỳ giải phóng, góp phần giải phóng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến tranh đi qua để lại hậu quả nặng nề. Nền kinh tế kiệt quệ, cơ sở hạ tầng gần như không có gì. Người ta ví những cánh đồng của Quảng Nam là những cánh đồng “trắng” không có sự sống. Toàn tỉnh có gần 54.000 liệt sĩ, 28

Những ngày tháng Ba này, ông Nguyễn Văn Bá (91 tuổi), nguyên Phó Ban chỉ huy công trình Phú Ninh, trở lại thăm hồ Phú Ninh. Trong đoàn quân chiến thắng trở về, ông Bá là một trong những người được giao đảm nhận trọng trách xây dựng Đại công trình thủy nông Phú Ninh. Ông Bá tâm sự: “Thời điểm ấy, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng xác định: Ngay lúc này người dân cần lúa, cần lương thực trước đã. Mục tiêu duy nhất lúc này là thủy lợi, là nông nghiệp để cứu đói cho người dân. Chính vì thế mà trong vòng có 2 năm sau giải phóng, tỉnh đã quyết định làm công trình thủy lợi Phú Ninh với quy mô đại thủy nông”.


Công trình Đại thủy nông Phú Ninh được khởi công ngày 29-3-1977 và chính thức khánh thành ngày 27-3-1986. Dòng nước mát Phú Ninh đã về giải cứu cho 23.000ha đất nông nghiệp trên những cánh đồng Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên.... Công trình được làm chủ yếu bằng sức người với hai bàn tay trắng đã giúp 920.000 người dân Quảng Nam thoát khỏi cảnh thiếu ăn.

Từ năm 1975 đến năm 1995, đất nước phải đối mặt với với bao khó khăn, thách thức. Lịch sử tiếp tục ghi nhận những kỳ tích mà Quảng Nam đạt được trong phong trào xây dựng hợp tác hóa, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Trong giai đoạn 1975 - 1985, Quảng Nam có 238 HTX nông nghiệp với gần 93% hộ nông dân. Từ chỗ thiếu đói sau chiến tranh, đến năm 1985, Quảng Nam đã tự túc được lương thực, với tổng sản lượng quy hạt đạt hơn 358 nghìn tấn, gấp 3,6 lần 1975.

Trong phong trào xây dựng HTX ở Quảng Nam có không ít HTX nổi tiếng cả nước, như các HTX nông nghiệp Đại Phước (H. Đại Lộc), Điện Thọ (Điện Bàn), Duy Phước (Duy Xuyên)... Quảng Nam trong 20 năm sau giải phóng cũng được nhắc đến với “thương hiệu” chè Quyết Thắng; nghề ươm tơ dệt lụa ở Giao Thủy, Duy Trinh; da giày xuất khẩu Tam Kỳ... Và, không thể không nhắc đến Duy Sơn 2 - HTX anh hùng nổi tiếng như một tượng đài về vùng nông thôn công nghiệp hoành tráng, là mơ ước của bao địa phương trong cả nước. Anh hùng lao động Lưu Ban được ví như là một “kiến trúc sư”, góp phần to lớn trong việc xây dựng thành công HTX Duy Sơn 2. Thủy điện Duy Sơn 2 được ươm mầm từ ý tưởng của ông đã trở thành một kỳ tích: Nông dân làm thủy điện và là công trình thủy điện đầu tiên của đất Quảng!

Từ năm 1991 đến năm 1996, Quảng Nam thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi thời vụ (3 vụ lúa sang 2 vụ); phát triển kinh tế tư nhân… Nhờ đó, kinh tế phục hồi và phát triển, khởi sắc. Hơn 20 năm sau giải phóng, quy mô kinh tế gấp 4,8 lần; công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 1/2 nền kinh tế; hạ tầng; xã hội có bước cải thiện.

Ngày 01-01-1997, tỉnh Quảng Nam được tái lập. Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thời mới chia tách tỉnh, nhớ lại: Khi tái lập, Quảng Nam gặp vô vàn khó khăn, thách thức của một tỉnh nghèo, đất rộng người đông, nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh vẫn còn tác động lâu dài. Nền kinh tế thuần nông, xuất phát điểm thấp; tổng thu ngân sách trên địa bàn 120 tỷ đồng, trong khi đó tổng chi ngân sách 2.515 tỷ đồng. Ngay sau khi tái lập, tỉnh Quảng Nam phải đối mặt với thiên tai, bão lũ triền miên; khúc ruột miền Trung tiếp tục oằn mình giải quyết hậu quả của nhiều trận lũ lụt khủng khiếp. “Đầu tiên phải làm công tác tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên yên tâm thấy việc chia tách là tạo tiền đề Quảng Nam phát triển. Đảng bộ Quảng Nam đặt mục tiêu trước mắt là ổn định sản xuất, nhất là nông nghiệp; đồng thời khắc phục sớm hậu quả các cơn lũ lụt xảy ra sau khi tỉnh tái lập” - ông Tập nói.

Chặng đường 18 năm xây dựng và phát triển sau tái lập tỉnh, Quảng Nam đã tìm ra “chìa” khóa của thành công là phát triển công nghiệp. Làm công nghiệp từ tỉnh thuần nông nghiệp, một lần nữa tinh thần dám nghĩ dám làm, tự lực và sáng tạo, chọn lối đi riêng trên hành trình vươn đến tương lai của người Quảng Nam được minh chứng. Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc ra đời thu hút nhiều nhà đầu tư là “phép thử” thành công để Quảng Nam có cơ sở xây dựng các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp trong cả tỉnh, đặc biệt là Khu Kinh tế mở Chu Lai.

Tháng 6-2003, Khu KTM Chu Lai ra đời với nhiều cơ chế ưu đãi vượt trội là động lực phát triển vùng Đông và là đầu tàu thúc đẩy phát triển công nghiệp Quảng Nam nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Đến nay, Khu KTM Chu Lai có 92 dự án cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD. Trong đó, có 67 dự án đã đi vào hoạt động với vốn thực hiện 820 triệu USD. Ngoài các khu kinh tế và khu công nghiệp lớn, Quảng Nam đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 51 cụm công nghiệp với diện tích hơn 1.340 ha, với 174 dự án đầu tư với với tổng vốn gần 4.280 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 18.000 lao động. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 48% năm 1997 xuống còn khoảng 16%; công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 52% năm 1997 lên khoảng trên 84% vào năm 2015.

Lĩnh vực văn hoá xã hội có bước phát triển mạnh mẽ và là yếu tố đảm bảo cho Quảng Nam phát triển bền vững. Năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 3 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đến nay đã có 2 trường Đại học, 8 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, 781 trường học các cấp từ mầm non đến THPT. Quy mô giường bệnh tăng từ 2.500 giường năm 1997 tăng lên gần 4.500 giường, dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi. Tháng 12-1999, tin vui đã đến với Quảng Nam: Hội An, Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Từ đây ngành du lịch Quảng Nam có điểm xuất phát hết sức thuận lợi. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX (2010-2015) về 3 mũi đột phá chiến lược, Quảng Nam tập trung nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông; trong đó, chú trọng thúc đẩy phát triển sân bay Chu Lai, các cảng biển; mở rộng và xây mới các tuyến giao thông từ tỉnh lị đến các trung tâm xã; thúc đẩy tiến độ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nâng cấp mở rộng QL1A, đường Trường Sơn Đông. Đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển Thăng Bình - Tam Kỳ - Núi Thành; cầu Cửa Đại, cầu Kỳ Phú 1 và 2; mở rộng và nâng cấp 130 km các tuyến ĐT; bê tông hóa hơn 1.250 km trong đường giao thông nông thôn.

Từ một tỉnh nghèo xuất phát điểm thấp, đối tượng chính sách gần 20% dân số, hậu quả chiến tranh còn để lại di chứng nặng nề…; Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh nằm trong tốp những tỉnh phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hiện đạt gần 9.000 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần năm 1997. Tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Nam giảm nhanh và bền vững. Đến năm 2014 giảm xuống còn 12,1% theo tiêu chí mới. Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Quảng Nam; Đảng, Nhà nước đã trao tặng phần thưởng cao quý: Huân Chương Hồ Chí Minh. Ông Lê Phước Thanh - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trong năm 2015 và những năm tới, Quảng Nam tiếp tục thực hiện 3 mũi đột phát chiến lược; triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển. Tỉnh xác định đầu tư có sở hạ tầng là then chốt, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng, giáo dục và y tế. Tiếp tục đào đạo, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ và chất lượng cao. Quảng Nam đã và đang triển khai các giải pháp tích cực để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế”.

Ngày 24-3, Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ long trọng tổ chức khánh thành nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày quê hương giải phóng. Công trình góp phần tôn vinh sự hy sinh cao cả của các thế hệ phụ nữ, đặc biệt là những người mẹ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc; là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho con cháu muôn đời sau.

Mùa xuân và tháng Ba lịch sử cùng những nền tảng vững chắc 40 năm qua là niềm tin thắng lợi của Đảng bộ, chính quyền và mỗi người dân Quảng Nam trên con đường xây dựng quê hương ngày càng phát triển đi lên...

                                                                                                   PHƯỚC LÊ

[Trở về]
Các tin mới hơn:
TRÊN 5.000 LAO ĐỘNG Ở MIỀN NÚI QUẢNG NAM ĐƯỢC ĐÀO TẠO NGHỀ
“Con dấu xác thực” cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Thành lập đoàn kiểm tra, kỷ cương kỷ luật hành chính
QUẢNG NAM CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG KHÔ HẠN
Quảng Nam đầu tư 34 tỷ đồng hỗ trợ phát triển làng nghề
40 trường đang ký thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
QUẢNG NAM TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BẢO VỆ TRẺ EM
QUẢNG NAM KHAI TRƯƠNG CỔNG TT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
86 VĐV THAM DỰ GIẢI VÔ ĐỊCH BÓNG BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Hội thảo “Tham vấn Quy trình thực hiện Mô hình quản lý rừng cộng đồng Dự án BCC Quảng Nam
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Bảng giá đất năm 2011 huyện Phước Sơn
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biên soạn sách bài tập tiếng Bhnong”
Phước Sơn : Tích cực chuẩn bị cho bầu cử quốc hội và HĐND các cấp
Năm 2011, Phước Sơn tiết kiệm hơn 1,1 tỷ đồng nguồn chi thường xuyên
Những bông hoa đẹp của núi rừng Phước Sơn
Nông dân học trồng lúa
Phước Sơn hết dịch LMLM ở gia súc
Phước Sơn, hiệu quả từ việc hỗ trợ ống nước!
HN tập huấn CB XD nông thôn mới cấp xã GĐ 2010-2020 cho huyện Phước Sơn, Nam Giang
Phước Sơn : Giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO