Trong thời kỳ HĐH-CNH và hội nhập quốc tế, để mỗi người dân đặc biệt là những gia đình vùng cao của huyện hiểu rõ hơn ý nghĩa của một gia đình hạnh phúc, luôn trân trọng tình cảm gia đình và gìn giữ nếp nhà đó là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta thì ngoài những bản năng vốn có của mỗi người dân chúng ta cần phải tuyên truyền, phổ biến những giá trị tốt đẹp, lợi ích của mỗi gia đình mang lại cho xã hội. Gia đình không những là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng để phát triển xã hội. Là cái nôi để mỗi người con khi bước ra từ những gia đình hạnh phúc luôn nỗ lực học tập và chăm chỉ để đưa xã hội đi lên.
Tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường hay nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình còn hạn chế, cuộc sống của những người dân vùng cao khó khăn chồng chất, ngày ngày họ tất bật với nương rẫy để kiếm miếng cơm manh áo để rồi thưa dần những bữa cơm đoàn tụ, từ đây nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như hiện tượng xao nhãng việc dạy dỗ con cái, quan hệ của các thành viên trong gia đình “lỏng lẻo” và nhất là vẫn còn tình trạng bạo lực trong gia đình… Đây là những hiện tượng chúng ta cần kiên quyết loại trừ.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3,4 thế hệ cùng chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao quyền cho các thế hệ tiếp nối.
Vì vậy để tạo dựng một tổ ấm hòa thuận thì mỗi người trong gia đình đều phải có trách nhiệm vun đắp cho gia đình, cùng gánh mọi công việc của gia đình, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn; những người làm công tác gia đình có trách nhiệm truyên truyền, động viên và giúp những người dân chưa hiểu được ý nghĩa hay tầm quan trọng của một gia đình hạnh phúc để họ nhận thức được, chỉ như thế, ngọn lửa hạnh phúc mới được thắp sáng trong mỗi mái nhà./
Thu Dung