Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Đậm dấu ấn đất và người xứ Quảng
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 25/06/2015 .Lượt xem: 360 lượt.
Giải thưởng VH-NT Đất Quảng lần 2 (2009-2013) có 171 tác phẩm thuộc 9 chuyên ngành của 126 tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh tham dự giải.

Sau 5 tháng phát động, được Hội đồng xét chọn Giải thưởng VH-NT Đất Quảng lần 2 thẩm định, chấm chọn và đề nghị, ngày 8-5-2015, UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định công nhận 61 tác phẩm của 81 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. Trong đó, có 5 giải A, 14 giải B, 20 giải C và 22 giải khuyến khích.

Giải A chuyên ngành Mỹ thuật thuộc về tác giả Nguyễn Văn Huy với tác phẩm “Đôi mắt”, giải A loại hình Văn học thuộc về tác giả Nguyễn Tam Mỹ với tác phẩm “Máu và tội ác”. Giải A Điện ảnh thuộc về nhóm tác giả Đình Phương với bộ phim tài liệu “Phong trào Duy Tân và bộ ba xứ Quảng”. Giải A loại hình Văn nghệ dân gian thuộc về tác giả Trần Ánh với tác phẩm “Không gian văn hóa nhà cổ Hội An”. Giải A loại hình âm nhac thuộc về chùm ca khúc “Những miền yêu thương” của nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái.


Trong “mùa quả ngọt” VH-NT Đất Quảng lần này, các tác phẩm đoạt giải A được BTC, Hội đồng xét giải, dư luận và bạn đọc đánh giá cao về nội dung phản ánh, tính nhân văn của tác phẩm và tính chuyên nghiệp trong sáng tạo của văn nghệ sỹ. Ở tiểu thuyết “Máu và tội ác” (giải A Văn học), tác giả Nguyễn Tam Mỹ đã “phục dựng” một cách chân thực, sinh động về một hiện thực đau thương và ác liệt ở một vùng quê Sơn - Cẩm - Hà (H. Tiên Phước - Quảng Nam), nới có hàng trăm người dân vô tội bị giặc giết hại, vùi xác xuống các hầm heo một cách man rợ. Chùm ca khúc “Những miền quê yêu thương” của Nguyễn Duy Khoái (giải A Âm nhạc) đã khai thác được âm hưởng dân ca Quảng Nam nhưng tạo được giai điệu và tiết tấu mới; dù hạn hẹp về không gian phản ánh nhưng đặc trưng về bản sắc, có ca từ giàu tính văn học, có sức lan tỏa rộng. Nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Văn Huy với tượng đồng “Đôi mắt”  (giải A Mỹ thuật) được thực hiện theo phong cách hiện thực, lối diễn đạt chân thực, giàu xúc cảm và thể hiện được tinh thần của nhân vật qua điểm nhấn là đôi mắt; bố cục tác phẩm chặt chẽ, có phong cách riêng. Sách nghiên cứu “Không gian văn hóa nhà cổ Hội An” của Trần Ánh (giải A Văn nghệ dân gian) dành 98/286 trang đi sâu sâu phân tích đặc trưng không gian văn hóa nhà cổ Hội An với chuyên khảo công phu, khoa học, chuyên sâu về nghệ thuật, kỹ - mỹ thuật kiến trúc truyền thống ở các ngôi nhà cổ, đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu Hội An gắn với quá trình xây dựng, tôn tạo và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở đây. Phim tài liệu “Phong trào Duy tân và bộ ba xứ Quảng” của nhóm tác giả Đình Phương, Ngô Văn Minh và  Quang Phi (giải A Điện ảnh) là một “câu chuyện bằng hình” khắc họa lại bức chân dung của ba nhân vật nổi tiếng của lịch sử Việt Nam là cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cùng với phong trào Duy Tân ở xứ Quảng những năm đầu của thế kỷ 20. Bộ phim giúp cho người xem có dịp quay về với lịch sử và tìm hiểu những giá trị quý giá của một phong trào cải cách, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá. Theo BTC và Hội đồng xét giải, đây là bộ phim tài liệu về một số nhân vật và sự kiện trong quá khứ nhưng lại rất có ý nghĩa thời sự. Các tác giả đã chỉ ra được nhiều điều cần suy nghĩ về phong trào Duy tân, về cuộc sống hiện tại và tương lai.

Nhạc sỹ Nguyễn Hoàng Bích - Chủ tịch Hội VH-NT Quảng Nam, Phó Trưởng ban trực BTC Giải thưởng VH-NT Đất Quảng lần 2 đánh giá: Phần lớn tác phẩm dự Giải thưởng VHNT Đất Quảng này đều thể hiện được tính nghệ thuật đặc sắc, bám sát được định hướng về tư tưởng chính trị, xã hội, sự tận tụy tâm huyết với nghề, khát khao sáng tạo, khai thác được nhiều mảng đề tài, nhiều góc cạnh của cuộc sống. Phản ánh được những góc nhìn về lịch sử, về cuộc sống tươi đẹp sinh động, hào hùng, mới mẻ của đất và “người xứ Quảng”. Nhiều tác phẩm của nhiều tác giả có tài năng, thành danh, khá quen thuộc với công chúng yêu VH-NT Đất Quảng cũng như cả nước biết đến như loại hình Văn học có Nguyễn Bảo, Đỗ Viết Nghiệm, Nguyễn Kim Huy, Trần Trung Sáng... Loại hình Mỹ thuật với các tác phẩm của các tác giả như: Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Hữu Thấu, Nguyễn Thượng Hỷ, Nguyễn Trọng Dũng... Loại hình Nhiếp ảnh với tác phẩm của các tác giả như Lê Vấn, Mai Thành Chương, Ông Văn Sinh, Thái Bích Thuận, Đặng Kế Đức... Loại hình Âm nhạc có tác phẩm của Phan Văn Minh, Huỳnh Ngọc Hải, Nguyễn Duy Khoái, Trần Cao Vân, Lê Xuân Bá... Loại hình Sân khấu có Nguyễn Ngọc Quyền, Từ Minh Hiệp, Nguyễn Vĩnh Huế, Nguyễn Minh Bá, Nguyễn Hải Triều... Điện ảnh có Nguyễn Vinh Quang, Đình Phương, Đặng Ngọc Kết, Ngô Hòa... Loại hình Văn nghệ Dân gian có nhiều tác phẩm của các tác giả như Trần Ánh, Trần Tấn Vịnh, Trần Văn An, Cao Chư, Nguyễn Chí Trung… Loại hình VH-NT các Dân tộc thiểu số tác phẩm của tác giả như Thái Bảo Dương Đỳnh, Nguyễn Cường, Bh’riu Liếc. Loại hình Múa có tác giả như Lê Huân... “Với kết quả Giải thưởng VHNT Đất Quảng lần II (2009-2013) đã được công bố cho thấy ngoài các loại hình tiếp tục giữ được phong độ tại Giải lần II này là Văn học, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Sân khấu, Nhiếp ảnh...  Các loại hình khác như Điện ảnh, Văn nghệ Dân gian, Múa... số lượng tác phẩm dự giải không nhiều nhưng chất lượng nội dung nghệ thuật khá tốt” - nhạc sỹ Nguyễn Hoàng Bích khẳng định.

                                                                                                 Bài, ảnh: PHƯỚC LÊ

[Trở về]
Các tin mới hơn:
UBND TỈNH HỌP ĐOÀN KHẢO SÁT MIỀN NÚI
Huyện Phước Sơn hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam
HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN DI TÍCH CHĂM
HỘI THI MỸ THUẬT THIẾU NHI TOÀN TỈNH LẦN THỨ VIII- NĂM 2015
SỞ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH.
Sở VHTT&DL tỉnh kiểm tra công tác gia đình tại xã Phước Hòa.
Sở VHTT&DL tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lĩnh vực gia đình tại huyện Phước Sơn.
Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Cor
977 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” LÀM VIỆC TẠI QUẢNG NAM
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO