Thực tế cho thấy, khi lựa chọn hộ cấp nhiều nơi vẫn cấp theo kiểu “ưu tiên cho người nhà”. Vì là “cho không” nên ai cũng muốn nhận và chỉ sau một thời gian, những chuồng trại được làm theo kiểu đối phó dần bị phá bỏ, thả rông vật nuôi và không quan tâm đến công tác phòng bệnh khiến vật nuôi chết dần. Ngoài ý thức không chịu vươn lên, trông chờ của người dân thì trách nhiệm đó thuộc về chính ngành chức năng và địa phương. Việc kiểm tra hiệu quả kinh tế đối với những hộ được nhận vật nuôi hầu như không có, dù trước đó, đã đưa ra tiêu chí yêu cầu hộ nhận phải hứa hẹn. Người được cấp không chịu vươn lên, ngành chức năng, địa phương “hết trách nhiệm” đổ lỗi cho người dân, dẫn tới kết quả là hàng năm hàng tỷ đồng của nhà nước bị lãng phí. Thiết nghĩ cần có những chế tài xử lý thật hiệu quả đối với tình trạng này thay vì chấp nhận và sống chung với nó, có như vậy mới mong đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo.
Thanh Thúy
|