Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
HÁT LÝ, NÓI LÝ CỦA NGƯỜI CƠ-TU DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 19/10/2015 .Lượt xem: 269 lượt.
Ngày 13/10/2015, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghệ thuật nói lý, hát lý của người Cơ Tu, huyện Đông Giang, huyện Nam Giang, huyện Tây Giang.

Trong đời sống của người Cơtu, nói lý hát lý (tiếng Cơ-tu là: P’rá pr’ma, têng bh’noóch, tr’a) là một trong những hình thức tự sự dân gian đặc sắc và độc đáo. Nó gắn liền với lời ăn tiếng nói của đồng bào, thể hiện lối giao tiếp, ứng xử, biểu lộ tâm tư, tình cảm của mỗi người, của cộng đồng.

         Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu mang tính đối đáp nhanh, thấu tình đạt lý, nó phức tạp sâu lắng về ý tứ, cô đọng về tính chất, thâm thúy về nội dung. Do vậy, người cùng nói hoặc hát phải suy nghĩ cân nhắc và chắt lọc để am hiểu đích thực nội dung của bên kia đưa ra để có cách đối đáp phù hợp.


         Nói lý - hát lý có những cách thể hiện khác nhau, ý tứ riêng của nó. Không thể ai cũng nói lý - hát lý hay và giải thích đúng nghĩa để hiểu nhau được, từ đó cho thấy muốn nói lý hát lý đạt ở trình độ cao thì cần phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống và kinh nghiệm của cha ông đi trước để lại. Để có thể hát lý được và hay, có tính thuyết phục cao, phát huy được hết giá trị của hình thức này thì chỉ có người lứon tuổi từ 40-50 trở lên và đặc biệt là già làng. Đây là những người đã được dân làng lựa chọn, ở họ hội tụ đủ những yêu cầu cho một người hát lý: tư duy cao, am hiểu phong tục tập quán, ứng khẩu nhanh, đồng thời phải có chất giọng truyền cảm. Khi hát lý, người hát phải biết lắng nghe đối tác của mình muốn nói điều gì thông qua những câu hát, đồng thời phải nhanh nhạy dùng những hình ảnh hát đối lại sao cho người nghe hiểu được ý mình muốn nói trong đó.

           Nói lý - hát lý thường được thể hiện qua các lần tổ chức đám cưới, ăn mừng lúa mới hay lễ ăn thề kết nghĩa anh em... Ngoài ra, nói lý - hát lý còn được dùng để giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè, xã hội, công việc… Khi có khách quí đến thăm hay chào mừng cán bộ cấp trên, đồng bào cũng thường hay hát lý để chúc mừng. Ở đây câu chữ mang từ ngữ ẩn ý nhằm thể hiện trong ứng xử, lời ăn tiếng nói, biểu hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Cơ Tu. 

Bài và ảnh: Mai Lâm


[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội thảo khoa học “Huỳnh Thúc Kháng - quê hương, gia đình, tuổi trẻ”
Italy hỗ trợ 27 tỷ đồng đào tạo trùng tu, bảo tồn di sản
CHUYỆN VỀ NGÔI LÀNG MANG TÊN PHƯỚC SƠN Ở HIỆP ĐỨC
Các tin cũ hơn:
Phước Sơn ngày tôi về
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Ký ức về những ngày tráng bánh Tết …
Kết quả thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị trên địa bàn P/Sơn
Bác Hồ trong trái tim bạn bè năm châu
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ghi nhận ở một tờ báo huyện
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Phong tục ăn tết nương rẫy của người Bhnoong
“Vấn đề đầu tiên phải là miệng nói tay làm”
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO