Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Xóa đói giảm nghèo cần từ nhiều phía
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 10/11/2015 .Lượt xem: 138 lượt.
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ người nghèo vươn lên.

Nhiều người nghèo đã nỗ lực phấn đấu, vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó những “hạt sạn” trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự cố gắng vươn lên thoát nghèo và mang tư tưởng “muốn nghèo”.

          Những năm qua, người nghèo huyện ta nói riêng được hưởng nhiều cơ chế, chính sách nhanh chóng thoát nghèo, như: Chương trình 134, 135, 159, 167… Đặc biệt, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a đã thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo nên lực đẩy và cú hích  quan trọng, giúp các hộ dân có cơ hội thoát  nghèo bền vững.

Theo đó, bằng nguồn vốn của các chương trình này, các ngành, địa phương chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các mô hình thí điểm giống, cây con mới giúp bà con từng bước thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi tư duy, cách làm; mua trâu, bò sinh sản, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cây, con giống để trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; các chính sách về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; giáo dục - đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như, điện, đường, trường, trạm, hệ thống kênh mương…đã được đầu tư xây dựng và nhiều đề án phát triển kinh tế- xã hội khác…Tất cả các ngành từ huyện đến cơ sở đã nỗ lực cố gắng bằng cách này hoặc cách khác chỉ duy nhất mục đích là xóa đói giảm nghèo cho người dân. Nhờ trợ lực của Nhà nước, những kết quả hôm nay chúng ta nhận được là bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã có những thay đổi tích cực. Nhưng nếu xét về một góc độ nào đó thì những “trợ lực” đó vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả.

Ảnh: Người dân thôn 1 xã Phước Năng nhận máy tuốt lúa từ chương trình 135

Theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới về tiêu chí hộ nghèo, mỗi lao động nông thôn có thu nhập không dưới 400.000 đồng/người/tháng là đã thoát nghèo và toàn xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Với cách tính đơn giản, có thể thấy, nếu chăm chỉ làm ăn, thì mỗi người dân không phải lo thu nhập chỉ 400.000 đồng/tháng/người mà còn cao hơn nhiều, tự túc được lương thực, đảm bảo cuộc sống cho chính mình. Bởi nhìn từ yếu tố nội lực, bà con có tư liệu sản xuất từ ruộng, nương, có thể trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, gia súc nếu tận dụng hết quỹ đất sẵn có thì nông dân không thể không thoát nghèo.Thế nhưng thực tế lại không như vậy.

Là một huyện miền núi có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp nên đây được xác định là ngành mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo. Hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đã được huy động để tạo cú hích và “bao cân” cho lĩnh vực này với kì vọng người dân biết tận dụng lợi thế để vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Nhưng phải chăng trong sự “bao cân” đó vô tình khiến người nghèo không muốn thoát nghèo. Mỗi năm đến kỳ giáp hạt, huyện phải dành số tiền lớn để mua gạo dự trữ và cấp cho người dân để phòng “cứu đói mùa giáp hạt”; nhà cửa xuống cấp, hư hỏng hoặc không có nhà cũng được cấp, hỗ trợ làm mới; đi học được miễn học phí và hỗ trợ tiền hàng tháng; chính sách bảo hiểm y tế…và hàng loạt ưu đãi khác về cây trồng, con vật nuôi, công cụ hỗ trợ sản xuất sản xuất. Tình trạng có đất mà không chịu trồng lúa, trồng bắp; có trâu, bò mà không chịu chăm sóc, để cho gầy còm, ốm yếu rồi xẻ thịt, bán; không biết sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để tổ chức sản xuất; nhiều hộ thuộc diện được hỗ trợ làm nhà nhưng cũng không biết xoay xở làm sao để có nguyên liệu cũng như kinh phí để xây nhà; hoặc có những hộ trúng đền bù thủy điện, thay vì đầu tư sản xuất tạo nguồn thu ổn định hoặc mang gửi ngân hàng lấy lãi thì ung dung lo mua sắm đồ dùng sinh hoạt cá nhân như xe máy, điện thoại, rồi nướng tiền vào các cuộc nhậu kéo dài ngày này qua ngày khác, lâu dần tiền hết, đất không còn, quay trở lại nghèo; Một số vùng thuận lợi cho việc trồng rau xanh cải thiện bữa ăn hàng ngày, trao đổi hàng hóa nhưng nhiều người vẫn không lấy đó làm lợi thế, trong khi nguồn rau cung cấp cho cả huyện chủ yếu vận chuyển từ đồng bằng lên...và rất nhiều câu chuyện “ỷ nghèo” chúng tôi được nghe và chứng kiến từ thực tiễn.

          Trao đổi vấn đề thoát nghèo, nhiều lãnh đạo địa phương cho hay: thoát nghèo rất khó bởi khi người dân không có khát vọng làm giàu, tinh thần quyết tâm học hỏi thì sự hỗ trợ, đầu tư bên ngoài cũng khó phát huy tác dụng. Mặc dù đã được tuyên truyền giáo dục, nhưng vẫn còn những hộ nghèo mang nặng tư tưởng thụ động, dựa dẫm, muốn “xin làm hộ nghèo” để được nhận sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.  Đói nghèo do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nhưng nặng hơn là tư tưởng trông chờ ỷ lại, chấp nhận đói nghèo vẫn chưa được xóa bỏ khỏi suy nghĩ của một số người dân. Đó cũng là trở ngại khiến việc thực hiện tiêu chí thu nhập và hộ nghèo trong chương trình xây dựng nông thôn mới huyện ta trở thành một thử thách cam go và chưa xác định được hồi kết.

 Ý thức thoát nghèo đã giúp ông Hồ Văn Dem thôn 5 xã Phước Chánh 
trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Thời gian đến để giúp những người nghèo thoát nghèo bền vững, cùng với thực hiện đồng bộ các chương trình dự án, chế độ, chính sách, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức vươn lên của chính những hộ nghèo; phải xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng “xin làm hộ nghèo” để được nhận sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Thay vì để người nghèo tự mò mẫm, cần “cầm tay chỉ việc”, giúp bà con tiếp cận cái mới, mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm của mình, tự quyết tâm vươn lên trong suy nghĩ và hành động về việc làm kinh tế, phải tập để  hộ nghèo tự  tay cầm  “cần câu” mà Nhà nước đã trao để tự câu “con cá” cho mình./

                                                                                                                                Thanh Thúy

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất
Khơi dậy sức dân từ phong trào hiến đất làm đường giao thông
Triển khai thực hiện đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
Phước Năng thiếu đất sản xuất do chia đất trồng keo
Phước Xuân: Ý thức người dân được coi là lợi thế để xây dựng nông thôn mới
Ưu tiên quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Xóa bỏ tư tưởng muốn làm hộ nghèo của người nghèo
Giảm dần diện tích trồng lúa rẫy
Phát huy tốt hơn nữa vai trò của ban phát triển nông thôn mới
Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,88% đạt mục tiêu đề ra.
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO