Mode:         
Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử Huyện Phước Sơn!
Khơi dậy sức dân từ phong trào hiến đất làm đường giao thông
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 11/11/2015 .Lượt xem: 132 lượt.
Cùng bắt tay vào xây dựng nông thôn mới như nhau, nhưng quá trình triển khai, thực hiện mỗi nơi một khác, có địa phương diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, có nơi gặp nhiều khó khăn và đường tới đích khá chậm chạp.

       Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng điều dễ nhận thấy nhất, đó là tùy thuộc vào xuất phát điểm và tiềm lực kinh tế ở mỗi địa phương. Bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức  thực hiện của đảng bộ, chính quyền cấp xã thì việc phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của người dân là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Câu chuyện về những người dân thôn 2 xã Phước Chánh hiến đất làm đường giao thông để xây dựng nông thôn mới là minh chứng cho điều đó.


Chúng tôi có mặt tại con đường dân sinh thôn 2 xã Phước Chánh vào buổi chiều tối khi mọi người đã trở về nhà sau một ngày bận rộn trên nương rẫy, dường như tiếng máy xúc làm đường đã làm cho không khí nơi đây thêm phần nhộn nhịp. Những căn nhà gỗ nằm san sát nhau nối dài hơn cây số nhưng lâu nay việc đi lại của 147 hộ dân nơi đây chỉ là lối mòn lởm chởm sỏi đá, ghập ghềnh mùa nắng và trơn trượt mùa mưa. Khi dự án giảm nghèo Tây Nguyên có chủ trương đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn trên địa bàn thôn 2, do hiện trạng đường cũ đều nhỏ hẹp trong khi kinh phí hỗ trợ của dự án lại không nhiều, nên để đường to, rộng rãi phải có sự tự nguyện đóng góp hiến đất, tháo dỡ các công trình... của người dân hai bên đường.

Chỉ tay về con đường đất rộng rãi đang trong quá trình hoàn thiện san ủi mặt bằng đổ bê tông, anh Hồ Văn Beng-một trong 5 hộ dân tham gia hiến đất mở đường cho biết: “Làm đường là một chủ trương lớn của nhà nước nên dù mất đi một phần đất tôi và các hộ khác trong thôn vẫn sẵn sàng. Gia đình tôi hy sinh một phần nhỏ khoảng đất trước nhà để con đường được rộng hơn, đẹp hơn, bà con trong thôn đi lại, vận chuyển nông sản được dễ dàng, không phải lo lắng chuyện đi lại khi trời mưa nữa”.

Để “khơi nguồn” hiến đất trong dân, xã Phước Chánh đã vào cuộc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về lợi ích xây dựng hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông, từ đó tự nguyện hiến đất để đơn vị thi công sớm triển khai. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Phước Chánh thực hiện phương châm “lấy nhân dân để vận động nhân dân”, người có uy tín, cán bộ, đảng viên trong thôn sẽ là lực lượng nòng cốt tiên phong tuyên truyền để các hộ dân làm theo. Với cách làm đó, các hộ dân trong thôn có con đường đi qua đã đồng thuận rất cao và tham gia hiến hàng trăm mét vuông đất, nhờ đó khâu giải phóng mặt bằng phục vụ thi công rất thuận lợi.

Là một người uy tín được bà con tôn trọng và hỏi ý kiến về các vấn đề trong thôn, ngay khi có chủ trương làm đường, già làng Hồ Văn Nhem đã cùng ban cán sự thôn tiến hành họp  và lấy ý kiến của bà con để đi đến thống nhất. Ban đầu, do chưa hiểu nên cũng có một số ý kiến trái chiều xung quanh việc đòi bồi thường phần đất bị ảnh hưởng. Già Nhem đã đứng ra phân tích, nói rõ ràng mỗi gia đình khi cần thiết phải đóng góp một phần đất đai để thôn có con đường bê tông sạch sẽ là một việc làm ý nghĩa và mang tính lâu dài. Mỗi người dân phải cùng bắt tay với nhà nước bằng những hành động thiết thực như góp công, góp của để xây dựng thôn 2 ngày càng phát triển, góp phần cùng với xã xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, không nên vì một khoản tiền đền bù mà gây cản trở, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình.  Khi nghĩ thông, tất cả bà con đều đồng thuận, thậm chí hộ ông Hồ Văn Nhia, bà Hồ Thị Y, Hồ Thị Mừng..đã đồng ý tháo dỡ phần công trình trên đất ảnh hưởng để mở đường.

Già làng Hồ Văn Nhem tâm sự: “Trước nay việc đi lại của bà con trong thôn rất khó khăn, bây giờ có đường việc đi nương đi rẫy của người lớn, trẻ em đi học không phải lo nữa. Làm đường là cho dân đi lại chứ không phải để được bồi thường. Việc hiến đất để làm đường nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của chính bà con, nghĩa vụ và quyền lợi phải đi đôi với nhau thì các chương trình mới thành công được.”

Với cách làm dựa vào dân để vận động, xã Phước Chánh xác định những việc làm đều phải phù hợp với ý muốn, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhờ đó, phong trào hiến đất ở các khu dân cư đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân và suy nghĩ của bà con về hiến đất và đền bù đã thay đổi. Anh Nguyễn Văn Nam-Cán bộ địa chính xã Phước Chánh trực tiếp phục trách công tác giải phóng mặt bằng dự án đường dân sinh thôn 2 cho biết:  “Trước đây bà con không biết nông thôn mới là gì. Họ cứ nghĩ xây dựng nông thôn mới nhà nước phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, trong đó có đường giao thông là nhà nước phải đền bù phần đất của dân, điều đó làm ảnh hưởng  tiến độ thi công các dự án trên địa bàn.  Nhưng sau khi tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu cần phải hỗ trợ cùng xã xây dựng nông thôn mới, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính mình, bà con thôn 2 rất đồng tình, sẵn sàng hiến đất không cần đền bù. Ý thức của bà con đã nâng lên rõ rệt, nhờ đó tạo thuận lợi cho các chương trình dự án mang tính lâu dài trong tương lai.”

Cùng với Thôn 2, việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công trình khác đều được đông đảo bà con trên địa bàn xã Phước Chánh hưởng ứng tích cực với hàng nghìn m2 đất đã được hiến. Có thể nói, thành công bước đầu từ phong trào hiến đất làm đường ở thôn 2 nói riêng và toàn xã nói chung chính là sự vào cuộc quyết liệt, kiên trì của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động người dân hiểu các chủ trương của Đảng, nhà nước và quan trọng hơn cả là khơi dậy sức dân để họ tự nguyện đóng góp công sức, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chính mình. Đây cũng là một bước tiến mới trong thực hiện chủ trương lớn của Ðảng trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở xã nông thôn mới. Thanh Thúy

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển khai thực hiện đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
Phước Năng thiếu đất sản xuất do chia đất trồng keo
Phước Xuân: Ý thức người dân được coi là lợi thế để xây dựng nông thôn mới
Ưu tiên quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Xóa bỏ tư tưởng muốn làm hộ nghèo của người nghèo
Giảm dần diện tích trồng lúa rẫy
Phát huy tốt hơn nữa vai trò của ban phát triển nông thôn mới
Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,88% đạt mục tiêu đề ra.
Cần lắm một cái nghề.
Ghi nhận từ cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thôn 9, xã Phước Hiệp.
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    


Thư viện hình ảnh

Đăng nhập

Tài khoản








QUẢNG CÁO