Nói như vậy không có nghĩa sẽ loại bỏ hình thức giao khoán theo hộ, nhóm trước đây mà trên cơ sở này sẽ lựa chọn những hộ phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình đối với lâm phận rừng được giao, từ đó hình thành cộng đồng thôn bảo vệ rừng. Khi mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đi vào hoạt động, lực lượng quản lý sẽ tăng lên và mỗi hộ tự ý thức, hành động để bảo vệ diện tích được giao, tránh thiệt thòi về quyền lợi cũng như phê bình của các hộ khác.
Theo đó, để quản lý tốt rừng khi dựa vào cộng đồng thôn bản, cần phân vùng diện tích giao khoán; xây dựng quy ước, quy chế bảo vệ và phát triển thôn bản; thành lập ban quản lý rừng cộng đồng thôn bản. Đối với cách giao khoán hiện tại, ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát lại diện tích rừng đã giao cho nhân dân quản lý, ưu tiên cho những hộ nghèo có trách nhiệm và loại bỏ những hộ không làm nhưng vẫn được nhận quyền lợi hỗ trợ sinh kế.
Thanh Thúy