Ca nhạc

Chú trọng phát triển chăn nuôi cải thiện đời sống cho nông dân
Người đăng: Ngohien .Ngày đăng: 24/12/2012 .Lượt xem: 874 lượt.

Chú trọng phát triển chăn nuôi cải thiện đời sống cho nông dân

 

Đến thăm chuồng heo của chị Hồ Thị Hường, thôn 4 xã P/Mỹ, chúng tôi được biết, giữa năm 2012, gia đình chị được Tổ chức Tàm nhìn thế giới hỗ trợ 3 con heo giống Móng Cái. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chăn thả, bố trí chuồng trại, nguồn thức ăn và ý thức vươn lên thoát nghèo của vợ chồng chị, đàn heo sinh trưởng và lớn nhanh. Khi thấy nhu cầu về heo rừng trên thị trường ngày càng cao, chị mạnh dạn đầu tư chuồng trại và xin hỗ trợ thêm 3 con heo rừng thuần chủng. Hiện chuồng heo của chị có khoảng 25 con gồm cả heo Móng Cái, heo rừng và heo đen lai heo rừng. hiện chị đã xuất chuồng hai lứa heo thịt với giá thị trường dao động từ 50 đến 65 ngàn đồng một kilogam. Thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi heo rừng, chị Hường đang có kế hoạch mở rộng quy mô chuồng trại, nhân rộng thêm đàn heo. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo rừng, chị Hường nói: “Heo rừng rất dễ chăm sóc, thức ăn chủ yếu tận thu từ nương rẫy. Heo rừng có đặc tính hung nên chuồng trại cũng đơn giản, đảm bảo không gian rộng là được. Nếu chăm sóc tốt thì từ 5 đến 6 tháng có thể xuất chuồng được. Ngoài nuôi heo rừng chị còn nuôi thêm 5 con bò và 10 con gà rừng…”

Nhờ cần mẫn chịu khó và có kiến thức về chăn nuôi, nên mô hình chăn nuôi heo rừng của chị Hường đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình chị vươn lên thoát nghèo

Đã từ lâu chăn nuôi được xác định là ngành chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Và được sự hậu thuẫn của các chương trình hỗ trợ khu vực miền núi của chính phủ , mỗi năm huyện ta được hỗ trợ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con vật nuôi. Đa dạng chủng loại từ vịt xiêm, gà đến bò, heo rừng, dê núi…vv. Không chỉ vậy, bà con nông dân còn được hỗ trợ thêm kiến thức chăn nuôi, chuồng trại, thức ăn.   Tuy vậy hiệu quả con vật nuôi mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Thực tế cho thấy, dù có nhiều chính sách khuyến khích  phát triển chăn nuôi vươn lên thoát nghèo nhưng người dân vẫn còn thờ ơ. Nguyên nhân là bà con địa phương vẫn có thói quen chăn thả theo hướng tự nhiên, không chuồng trại nên chất lượng con vật nuôi đem lại không đáng kể, chưa nói là con giống đói rét, chết dần, chết mòn. Mặt khác, bà con còn quen kiểu chăn nuôi chạy theo phong trào. Khi có mô hinh con vật nuôi mới, nghe cán bộ hướng dẫn thấy vui cái tai, sướng cái bụng, cũng học theo, làm theo nhưng được thời gian ngắn rồi lại thôi, trở về điểm xuất phát.

Trao đổi về thực tế này, ông Nguyễn Phiếm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Trong những năm gần đây, phòng nông nghiệp phối hợp với địa phương rà soát danh sách hộ nghèo để cấp giống vật nuôi cho bà con. Riêng năm 2012 đã cấp 450 con bò, 340 con heo, 4.000 con  ngan, gà. Trong đó, bò và heo còn có hy vọng chứ các loại gia cầm chẳng ăn thua. Dù được hướng dẫn từ cách nuôi, phòng bệnh, bố trí chuồng trại cho vật nuôi nhưng bà con vẫn bỏ ngỏ. Thả rông, không chuồng trại nên gia súc gia cầm chết dần, nhất là mùa đông. Dù tuyên truyền, vận động nhưng đâu vẫn vào đó. ”.

Dựa trên thực tế tại địa phương, hướng đi dài lâu để phát triển chăn nuôi được ngành chức năng đưa ra, cụ thể theo ông Phiếm: “Thời gian tới, huyện có chủ trương phục tráng lại đàn heo rừng, sin hóa đàn bò vì đây là hai con vật nuôi có tiềm năng để duy trì. Chăn nuôi theo hướng bán nuôi nhốt nghĩa là vừa nhốt vừa thả để bà con loại bỏ hình thức chăn thả rông, không chuồng trại như hiện nay. Cùng với đó, khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, VACR…để tận dụng thức ăn và đem lại hiệu quả kinh tế…”

Quả vậy, huyện ta là địa phương có rất nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi như địa hình đồi núi, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, nhiều lao động...Để chăn nuôi đem lại hiệu quả thực sự, ngoài hỗ trợ con giống, xem xét đến các khả năng thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương thì việc tận dụng thức ăn có sẵn cũng cần được tính toán. Đặc biệt, cần loại bỏ thói quen chăn thả lạc hậu của bà con không phải từ những gợi ý chung chung mà phải “cầm tay chỉ việc”. Giả như đối với vùng thấp nên nuôi con gì, vùng trung thích hợp nuôi con gì cũng cần được đinh hướng cụ thể như: tận dụng mặt nước ao hồ để phát triển nghề cá nước ngọt, vùng đồi núi nuôi heo rừng, dê núi, gà cỏ...Đồng thời tập trung đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến đề người dân học theo, làm theo. Có như vậy người nông dân huyện ta mới sớm tìm ra hướng mở cho bài toán thoát nghèo của mình../                                                                                     
                                                                                                            
Thanh Thúy

Nguồn tin: CTV
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Ban dân tộc tỉnh kiểm tra tiến độ chương trình 135 giai đoạn II
Bàn giao 5 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Phước Năng tập huấn trồng lúa nước cho nhân dân thôn 2
Từ ngày 1/1/2013 các xã, thị trấn làm việc 8h/ngày
Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Phước Sơn mở lớp đào tào nghề cho lao động nông thôn
Ban Dân Tộc HĐND tỉnh làm việc tại xã Phước Kim-Phước Sơn
Ban Dân Tộc HĐND tỉnh làm việc Phước Năng-Phước Sơn
QUẢNG NAM SAU 2 NĂM TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Hội nghị triển khai các văn bản chi trả dịch vụ môi trường
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập