Ca nhạc

Vui buồn làm báo địa phương
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 26/06/2013 .Lượt xem: 920 lượt.

Thấm thoát mà đã hơn một thập kỷ, kể từ ngày là cộng tác viên đến phóng viên, biên tập viên tôi có điều kiện tác nghiệp nhiều nơi, tiếp xúc nhiều tầng lớp nhân dân, dẫu chưa bằng lòng với mình nhưng những gì mình đúc kết lại từ ngày làm báo ở địa phương “kho tư liệu” của mình mỗi ngày một dày thêm. Như chúng ta đều biết nghề báo được xem là nghề nguy hiểm. Thời gian làm việc của nhà báo không thể tính bằng giờ hành chính, mà ở đâu xảy ra sự việc là ở đó phải có mặt của nhà báo. Rất tiếc là những người làm báo ở địa phương chưa được công nhận là cơ quan báo chí, nhưng những người làm báo như chúng tôi vẫn ngày đêm rong đuổi ở những cánh rừng sâu, bản làng xa xôi hẻo lánh để có những tác phẩm đến với người nghe, người xem hay nhất. Chính vì vậy mà những người làm báo ở địa phương đều chấp nhận dấn thân, vượt qua mọi gian khó để có được những “đứa con tinh thần” phục vụ bạn nghe đài, bạn xem truyền hình. Là phóng viên, biên tập viên Đài huyện họ đã và đang khẳng định mình, đối mặt với bao nguy hiểm, nhọc nhằn... để đi, nghe và viết. Còn nhớ, cuối năm 2011 và đầu năm 2012 khi tình trạng vận chuyển gỗ và khai thác vàng trái phép tại xã Phước Hiệp, tôi và phóng viên Trọng Ý được đơn vị phân công viết về đề tài này. Để lấy được hình ảnh vận chuyển gỗ và những thước phim về tình trạng khai thác vàng, chúng tôi phải kiên trì vào tận sâu trong rừng, sông suối mặc dù trước đó đã được lãnh đạo chính quyền cảnh báo về mức độ an toàn khi đến những địa điểm này. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã có được cái mình cần cần và có những tác phẩm có giá trị đến với bạn nghe đài và xem truyền hình. Trong cuộc sống, có nhiều cám dỗ khiến không ít những người cầm bút vấp ngã, nhưng đó chỉ là những khoảng lặng buồn trong cuộc sống sôi động và chân thực của người làm báo. Điều mà người làm báo lo sợ và buồn nhất chính là tác phẩm của mình bị người nghe, người xem đón nhận hời hợt, nghe rồi lãng quên…

Nghề làm báo cũng không hề vô cảm, cũng biết vui cùng niềm vui cuộc sống, biết "vui cùng thiên hạ, lo cùng đồng bào", biết lo lắng trước những giây phút sinh tử đời người. Tôi không thể nào quên những giây phút hồi hộp khi chứng kiến các chiến sỹ kiểm lâm phải lặn mình trong đêm tối lạnh đến tê người nhưng cũng phải ráng mình đưa từng phách gỗ quý từ dưới sông lên và cũng thấy ái ngại khi chứng kiến những đứa trẻ người Bhnong vận trên mình chiếc áo khoác, không có quần dưới tiết trời lạnh cắt da, cắt thịt mỗi mùa đông về và không cầm lòng khi chứng kiến những em bé, những thanh niên ngày đêm chống chọi với những căn bệnh quái ác đã cướp đi tuổi xuân của họ... Rất nhiều câu chuyện vui buồn được dệt nên từ tình thương và nghị lực sống của không ít con người.

 

Phải thừa nhận rằng người làm báo phải có năng khiếu và niềm đam mê, năng khiếu để người ta viết hay hơn, nhưng đam mê là để người làm báo tiếp cận, theo đuổi tường tận vấn đề, sự việc. Có năng khiếu mà không có đam mê thì đó cũng chỉ là cuộc rong chơi... Nói như thế để thấy được rằng, đã dấn thân vào nghề báo là còn phải “lên đường”. Làm báo gian nan, vất vả, sự thật ấy ai cũng hiểu, nhưng đã vào nghề là phải dấn thân, một bài viết hay là sản phẩm lao động của cả một tập thể, từ lãnh đạo đến phóng viên, biên tập viên, kỷ thuật thu in, phát thanh viên…

Với chúng tôi, những phóng viên của một Đài TT-TH huyện vẫn thường tâm sự, nhắc bảo lẫn nhau phải không ngừng phấn đấu trong công việc. Phải ánh đầy đủ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thấm thoát mà đã hơn một thập kỷ có lẻ, kể từ ngày là cộng tác viên đến phóng viên, có điều kiện tác nghiệp nhiều nơi, tiếp xúc nhiều tầng lớp nhân dân, tôi tự thấy mình lớn lên rất nhiều…

Ngẫm lại quá khứ, từ lúc mới vào nghề tôi cảm thấy mình còn thiếu quá nhiều thứ, từ vốn sống đến kỹ năng tác nghiệp. Trong khoảng thời gian ấy, vui buồn cũng đã trải qua rất nhiều nhưng dẫu sao nghề báo đã cho tôi nhiều cơ hội tiếp cận cuộc sống. Những chuyến đi cơ sở lấy tin, viết bài đã để lại những ấn tượng khó phai trong tôi. Tình cảm mà các cán bộ cơ sở, của bà con sau những đêm ngày "3 cùng" với họ đã giúp tôi vững tin hơn trong công việc. Hay nói đúng hơn nghề báo giúp tôi có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và với xã hội. Chính nó đã làm mới tôi qua nhiều hoàn cảnh, tạo cho tôi động lực sống, phấn đấu vì nghề và cống hiến cho quê hương Phước Sơn nơi tôi có đến 30 năm công tác và làm việc. Nhân ngày "sinh nhật", kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) tôi có những phút giây trải lòng về nghề, những bước trăn trở, âu đó cũng là tâm huyết để phấn đấu làm tốt hơn nữa vai trò của một biên tập viên Đài huyện./.              Tuấn Minh
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Phước Đức tranh thủ thời tiết mùa hè tập trung hoàn chỉnh các công trình xây dựng cơ bản
Hơn 150 cán bộ công chức cấp xã hai huyện Phước Sơn và Nam Giang tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
Tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật mới
Phát động cuộc thi Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường
Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a ở Quảng Nam
Trên 2.000 ha cao su vào giai đoạn khai thác
Tập huấn bảo vệ rừng cho 300 công chức, viên chức và hợp đồng lao động
Quảng Nam tăng cường bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Tập huấn chương trình nâng cao năng lực cộng đồng
Phát động tháng cao điểm vì người nghèo
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Bảng giá đất năm 2011 huyện Phước Sơn
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biên soạn sách bài tập tiếng Bhnong”
Phước Sơn : Tích cực chuẩn bị cho bầu cử quốc hội và HĐND các cấp
Năm 2011, Phước Sơn tiết kiệm hơn 1,1 tỷ đồng nguồn chi thường xuyên
Những bông hoa đẹp của núi rừng Phước Sơn
Nông dân học trồng lúa
Phước Sơn hết dịch LMLM ở gia súc
Phước Sơn, hiệu quả từ việc hỗ trợ ống nước!
HN tập huấn CB XD nông thôn mới cấp xã GĐ 2010-2020 cho huyện Phước Sơn, Nam Giang
Phước Sơn : Giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập