Ca nhạc

Giải pháp hậu tái định cư các dự án thủy điện
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 22/07/2013 .Lượt xem: 1095 lượt.

33 dự án thủy điện đã, đang và chuẩn bị triển khai trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ với 14.850 nhân khẩu; trong đó có 1.733 hộ dân phải di dời, tái định cư (TĐC). Đời sống của hàng trăm hộ dân tại các khu TĐC thủy điện đang gặp nhiều khó khăn, cần hỗ trợ về đời sống và sản xuất để được ổn định lâu dài.


Các dự án thuỷ điện thuộc quy hoạch bậc thang hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn (do Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch) đã được thẩm định phê duyệt với số lượng di dời dân TĐC là 1.649 hộ; bao gồm: dự án thủy điện Sông Tranh 2: có 1046 hộ, A Vương: 330 hộ, Sông Bung 4: 229 hộ, Đăk Mi 4: 30 hộ, Sông Kôn 2: 14 hộ. Các dự án thủy điện vừa và nhỏ (do UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch) có 84 hộ dân phải di dời TĐC; trong đó dự án thủy điện Đăk Mi 4C: 44 hộ, Tà Vi: 27 hộ, Tr‘Hy: 2 hộ và Sông Tranh 4: 11 hộ.

Đến thời điểm hiện nay, dự án thủy điện Sông Tranh 2 đã thực hiện di dời và bố trí TĐC tập trung 428 hộ (trong đó, tại khu vực huyện Bắc Trà My 412 hộ và huyện Nam Trà My 16 hộ); còn lại 618 hộ di dời, TĐC xen ghép. Thủy điện A Vương đã di dời và bố trí TĐC tập trung 296 hộ tại các khu TĐC Alua, K’la (xã Dang, H. Tây Giang); Cút’chrun và Pachepalanh (xã Màcooih, H. Đông Giang); còn lại 34 hộ di dời, TĐC xen ghép. Thủy điện Sông Bung 4 chuẩn bị triển khai xây dựng các khu TĐC bố trí tái định cư tập trung 224 hộ; còn lại 5 hộ di dời, TĐC xen ghép. Thủy điện Đăk Mi 4 đã di dời và bố trí TĐC 30 hộ và thủy điện Sông Côn 2 có 14 hộ cũng đã di dời. Đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ có hồ chứa nhỏ, diện tích đất bị ngập ít chỉ có 84 hộ phải bị ảnh hưởng, chủ yếu là ảnh hưởng đất sản xuất. Trong đó, thủy điện Đăk Mi 4C: 44 hộ, Tà Vi: 27 hộ, Tr’ Hy 2 hộ và Sông Tranh 4: 11 hộ; chủ yếu hộ dân di dời TĐC theo hình thức xen ghép đến nay đã ổn định.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, 44 dự án thủy điện (quy mô công suất 1.584,6MW) khi đi vào hoạt động sẽ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách hằng năm; góp phần điều tiết lũ, lụt; tạo điều kiện tốt hơn trong việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp vào mùa khô. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế đối với các xã ven hồ; đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương trong quá trình thi công cũng như vận hành nhà máy; phát triển một số loại hình kinh tế như dịch vụ nhà hàng, kinh doanh tạp hoá, nhu yếu phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng của địa phương như điện, đường, trường, trạm xá, nhà văn hoá; bảo đảm an sinh xã hội các vùng TĐC.

Đời sống và sản xuất của người dân ở các khu TĐC tập trung tại các dự án thủy điện thuộc quy hoạch bậc thang hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng TĐC tập trung còn lớn (khu TĐC tập trung thủy điện Sông Tranh: hộ nghèo 60,3%, hộ cận nghèo 8,5%; khu TĐC thủy điện A Vương: 80,5%, cận nghèo: 6%; khu TĐC thủy điện ĐăcMi: hộ nghèo: 93,3%, cận nghèo: 6,7%...). Tình hình sản xuất còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân: diện tích đất sản xuất bố trí còn thiếu so với nhu cầu diện tích đất canh tác của hộ dân (do hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nương rẫy nên nhu cầu diện tích canh tác của từng hộ tăng gấp 3 lần so với quy định); đất sản xuất tại các khu TĐC không được tốt, nhanh bị thoái hóa bạc màu so với nơi ở cũ đòi hỏi phải có sự đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng; hộ dân tại các khu TĐC hàng năm có tăng cao do tách hộ (trên 100 hộ) nhưng không có quỹ đất sản xuất và đất ở dự phòng; việc thực hiện hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề còn chậm; một số công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước sinh hoạt… xuống cấp nhưng chưa có nguồn kinh phí để khắc phục, sửa chữa kịp thời ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân vùng TĐC... Bên cạnh đó, động đất liên tục xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 gây hoang mang, lo lắng cho người dân địa phương.

Để ổn định đời sống lâu dài cho hàng trăm hộ dân TĐC các dự án thủy điện, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương chủ động lập phương án ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào vùng TĐC, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách, dự án để triển khai thực hiện trong thời gian đến. UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban ngành liên quan phối hợp với UBND tiếp tục rà soát để điều chỉnh quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh theo hướng: các dự án có ảnh hưởng lớn đến việc di dời dân, đất rừng, đất sản xuất kiên quyết không cho phép triển khai; các dự án không đủ điều kiện triển khai nhất là về năng lực vốn đầu tư, thu hồi các dự án đã quá thời hạn nhưng chưa triển khai thi công.

Đối với các điểm TĐC đã và đang thực hiện như Sông Tranh 2, A Vương, Đăk Mi 4…, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các chủ đầu tư phối hợp với địa phương để tiếp tục đầu tư hỗ trợ nguồn vốn để nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, hư hỏng góp phần sớm ổn định đời sống và sản xuất cho người dân. Về chính sách TĐC cho các hộ dân di dời cần bổ sung chính sách hỗ trợ ổn định và phát triển sản xuất với thời gian kéo dài từ 5-7 năm tùy theo định hướng phát triển sản xuất của từng vùng. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ lương thực trong thời gian chưa ổn định được sản xuất của hộ dân. Quảng Nam đã đề nghị Chính phủ cho chủ trương xây dựng Đề án hậu TĐC tại các khu TĐC tập trung (kể cả hộ dân TĐC xen ghép) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về đời sống và sản xuất cho các hộ dân TĐC được ổn định lâu dài.

                                                                                                                 Bài và ảnh: Trịnh Ly Lan

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hãy hành động để xoa dịu nỗi đau da cam
A Đạo một nạn nhân chất độc da cam vượt lên số phận.
Giao ban khối văn xã
Nghiệm thu bàn giao trạm truyền thanh không dây
Huyện Phước Sơn với chương trình xây dựng nông thôn mới
Phước Năng cấp máy tuốt lúa cho dân
Tạm dừng lưu thông tuyến đường vùng cao
Phước Sơn bão số 11 gây thiệt hại khá nặng nề
Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2013, nhiều cá nhân tập thể được tuyên dương điển hình
Phước Xuân tổ chức họp hội đồng nhân dân
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập