Ca nhạc

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 22/07/2013 .Lượt xem: 713 lượt.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta là một nhân cách lớn về lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Bác luôn dành tình yêu thương đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phần dành cho thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, những người từng chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh. Trong những năm kháng chiến, bộn bề công việc nhưng Người vẫn không quên các thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ, cám ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹ đó và tôi nhận các con liệt sỹ làm con của tôi”. Cảm động trước sự hy sinh cao cả của những người con yêu quý đó, đầu năm 1947 (01/1947), khi biết tin một chiến sĩ vệ quốc đoàn, con trai Bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho Bác sĩ Tụng: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất đi một thanh niên là tôi mất đi một đoạn ruột”. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam”.

Vào tháng 6 năm 1947, Người đề nghị Chính Phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh, Liệt sỹ để đồng bào cả nước tỏ lòng biết ơn và tri ân đến họ. Thực hiện lời huấn thị của Người, tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành, khối ở Trung ương và các tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) đã chính thức chọn Ngày 27/7 là “Ngày Thương binh” trong cả nước. Đến năm 1955, “Ngày Thương binh” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để toàn dân thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thư thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, một mặt khẳng định công lao, đóng góp của họ, một mặt động viên họ: “Các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương, cũng như các đồng chí đã từng là chiến sỹ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”, để mỗi “thương binh tàn nhưng không phế”.

Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sỹ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị và rất đỗi tự nhiên trong đời sống thường ngày. Người thường trích một tháng lương, những bộ quần áo, khăn tay, các vật dụng khác để làm quà tặng cho anh em thương binh tại các trại điều dưỡng...Ngoài những việc làm nghĩa cử của bản thân, đối với thương binh, liệt sỹ, Người cũng nhấn mạnh rằng, muốn làm tốt công việc “Đền ơn đáp nghĩa”, một mặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải trân trọng, biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, mặt khác, anh em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ cũng không được tự ty, công thần, ỷ lại, mà phải phát huy truyền thống, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, vượt lên khó khăn để tiếp tục sống và cống hiến cho xã hội…

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình” cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...”, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các Liệt sỹ, mỗi địa phương cần phải xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm để ghi công sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sỹ, mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét…Trong mấy điểm ấy, Người căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta: Ngay sau khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc đầu tiên đối với con người là chăm lo cho thương binh và những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tình cảm lớn lao Bác dành cho dân tộc ta, non sông ta nói chung và thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với nước nói riêng thật lớn lao như trời biển.  Ngày nay được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ, các đồng chí thương, bệnh binh, những người có công với nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, gắng sức đền ơn, đáp nghĩa người có công với nước. Các chế độ, chính sách, của Đảng và Nhà nước về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước đã được thực hiện triệt để, các cấp, các ngành đã phát động nhiều phong trào giúp đỡ thương bệnh binh, người có công với cách mạng…đó cũng chính là sự tiếp nối thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc. Mỗi chúng ta từ những việc làm nhỏ bé, thiết thực hãy làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh liệt sỹ và gia đình chính sách, có công với cách mạng. Hãy coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng, là niềm vinh dự tự hào của người con đất Việt./           Đình Cuối

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thị trấn Khâm Đức thi phụ nữ với pháp luật và đời sống
đạt 65% chỉ tiêu phát triển mới đảng viên
HỘI THI PHỤ NỮ VỚI PHÁP LUẬT
Thị trấn Khâm Đức gặp mặt các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm ngày TBLS (27/7)
KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO
Mặt trận huyện sơ kết 6 tháng đầu năm
Hơn 48 triệu đồng ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam
Hơn 27 triệu đồng tặng sổ tiết kiệm các gia đình chính sách
Huyện Phước Sơn tập huấn công tác Tôn giáo năm 2013
Tập huấn công tác phụ nữ
    
1   2   3   4   5   6   7  
    
Các tin cũ hơn:
Triển khai hoạt động công đoàn trong quý II/2011
Đại hội Phụ nữ xã Phước Năng - đại hội điểm trong toàn huyện
Sơ kết giữa NK thực hiện Nghị quyết ĐH lần thứ IV LĐLĐ huyện NK 2008-2013
Phước Sơn : Kết thúc giải cầu lông công nhân viên chức lần thứ 3.2011
Phước Hòa điểm sáng trong công tác mặt trận
Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho ông Đinh Văn Sưởi, thôn 3 Phước Mỹ
Phước Sơn kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đội
Cuộc gặp của niềm tin !
Công đoàn ngành Giáo dục Phước Sơn làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện
PS: 500 đoàn viên thanh niên ra quân hưởng ứng ngày môi trường thế giới
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập