Ca nhạc

ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH – NHỮNG GÓC NHÌN...
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 28/01/2015 .Lượt xem: 634 lượt.

Từ những góc nhìn khác nhau để tìm ra giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng của điểm đến du lịch tại tỉnh Quảng Nam đã đặt ra cho các tổ chức và các Sở, ban ngành liên quan, cơ sở dạy nghề, Phòng VH-TT các huyện, thành phố và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Ông Randy Durband - Chuyên gia tư vấn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: Các nguyên tắc chính trong quản lý điểm đến du lịch, lợi ích của việc quản lý điểm đến hiệu quả, cũng như những thách thức thường gặp trong việc quản lý các điểm đến là những nội dung cơ bản mà ngành du lịch Quảng Nam cần phải lưu ý đến. Tất cả nhằm tìm kiếm các ý tưởng về quản lý điểm đến, từ đó xây dựng lộ trình hướng tới mục tiêu cho các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, việc quản lý và điều hành các hoạt động quản lý tiếp thị điểm đến là cơ hội lớn để các đối tác phát triển điểm đến nhằm đạt tới sự tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu du lịch. Theo khảo sát của ngành du lịch và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong thời gian qua, Quảng Nam đã xây dựng và quản lý khá tốt các điểm đến trên địa bàn tỉnh. Ngoài các điểm đến đã trở thành thương hiệu như Hội An và Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm thì làng sinh thái Trà Nhiêu, làng Triêm Tây, làng dệt thổ cẩm Zơra, làng Bhơ Hồông, Đhơ Rồông, không gian Vinahouse… là những điểm được đông đảo khách tham quan chọn lựa khi đến với xứ Quảng. Thực tế này làm đa dạng điểm đến cho du lịch Quảng Nam, giảm áp lực lượng khách chủ yếu đến Hội An và góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo. Con số trong năm 2014, khách tham quan, lưu trú gần 3 triệu 700 nghìn lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013 và tăng gần 4%, trong đó khách quốc tế tăng trên 8%, tương đương với 1 triệu 769 nghìn lượt khách đã khẳng định các điểm đến tại Quảng Nam luôn hấp dẫn du khách nên quản lý và khai thác tiềm năng các điểm đến góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Randy Durband khẳng định: “Quảng Nam có nhiều điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách, trong thời gian qua, Tổ chức Lao động Quốc tế đã phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng, quảng bá xúc tiến các điểm đến như làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, làng dệt thổ cẩm Zơra, làng Bhơ Hồông, Đhơ Rồông… và thực sự đã mang lại lợi ích cho cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ một số điểm đến ở khu vực nông thôn, miền núi như làng sinh thái Triêm Tây, làng dệt chiếu cói Bàn Thạch, làng Đại Bình ...  theo hướng phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững ”. Trên cơ sở chung về quản lý điểm đến bao gồm: tiếp thị điểm đến, sự hỗ trợ và cam kết của cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, sự phối hợp của các quy định ảnh hưởng đến du lịch, các đại biểu đã thảo luận các nhóm nội dung này từ thực tiễn hoạt động của ngành du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, các huyện miền núi ở Quảng Nam có nhiều điểm đến hấp dẫn chưa được du khách biết đến nhiều như khu vực bảo tồn thiên nhiên Bà Nà núi Chúa, khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Sao La và vườn Quốc gia Bạch Mã, suối nước nóng, hang động Gợp (huyện Đông Giang), suối Nước Lang, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, di tích sân bay Khâm Đức, Ngok Ta Vat, di tích đồi E, khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, suối Đắc Gà, núi Xuân Mãi... (huyện Phước Sơn), địa đạo A Nông, làng cổ Cơ Tu (huyện Tây Giang)... Ngoài sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống cộng đồng, cần khai thác thêm tài nguyên hiện có và mở rộng không gian sản phẩm du lịch liên hoàn tại các điểm đến như du lịch sinh thái tài nguyên rừng, khai khoáng suối nước nóng, tận dụng mặt nước các lòng hồ thủy điện, xây dựng các khu nghỉ dưỡng và tổ chức các loại hình dịch vụ… Có như vậy mới tạo ra được một sản phẩm phong phú tại các điểm đến làm hấp dẫn du khách. Như vậy, việc tìm kiếm một điểm đến du lịch nhằm cung cấp các dịch vụ cần cho sự trải nghiệm của du khách đòi hỏi ngành du lịch cần liên tục cải thiện điểm đến để vừa khai thác vừa bảo tồn các tiêu chí chất lượng của điểm đến. Những yêu cầu gia tăng về cơ sở hạ tầng và sự chú ý nhiều hơn tới các nhân tố mềm như dịch vụ, môi trường, bầu không khí và lòng mến khách của cư dân bản địa sẽ tạo nên chuỗi giá trị của điểm đến du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế, an sinh xã hội thì sự phát triển của ngành du lịch cũng đem đến nhiều hệ lụy. Việc quản lý tốt các điểm đến sẽ đảm bảo cho ngành du lịch phát triển lâu dài, đồng thời bảo tồn được các giá trị văn hóa, lịch sử và giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến với môi trường. Ông Phạm Vũ Dũng – Giám đốc Công ty Du lịch Mạo hiểm Việt Nam chia sẻ: “Tôi và các cộng sự việc tìm hiểu kỹ và ấn tượng với các điểm đến du lịch. Vì vậy, khi bắt tay vào việc đầu tư kinh doanh du lịch, Công ty Du lịch Mạo hiểm đã đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú của du khách, các trang thiết bị chuyên phục vụ các hoạt động du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, xây dựng hệ thống thông tin trang web giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng bá tiếp thị cho thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt xây dựng thương hiệu “village-stay. Nếu có chính sách đầu tư tốt và có nhà đầu tư có đủ tiềm lực, những điểm đến chưa được khai thác nhiều như làng cổ Lộc Yên, biển Rạng, Bàn Thang, hồ Phú Ninh... gắn với các di tích, danh lam khác sẽ là những điểm đến lý tưởng cho một tour du lịch tuyệt vời". Ở góc nhìn khác, ông Lê Hồ Phước Vĩnh – Giám đốc Công ty TNHH Lê Nguyễn gợi ý: “Nhiều điểm đến của xứ Quảng có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ cũng là một lợi thế. Nếu khai thác tốt, sẽ biến lợi thế cho du lịch địa phương. Đơn cử, nếu tour khách từ Đà nẵng thì họ đã vui chơi, trải nghiệm mọi thứ dịch vụ tương đối hiện đại, do đó đến xứ Quảng để họ "tĩnh" lại với nhịp sống chậm hơn, hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống người dân các làng nghề, các điểm du lịch sinh thái làng quê, hay các di tích văn hóa - lịch sử.... Đó chính là nét đặc trưng nên chú trọng đến hai loại hình du lịch team building (trải nghiệm các trò chơi, tình huống) và homstay (lưu trú nhà dân) để cộng đồng cùng tham gia làm du lịch ở những điểm đến này".


Dự án “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững” giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)  và UBND tỉnh Quảng Nam hợp tác triển khai về quản lý điểm đến du lịch là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của  nhằm giới thiệu, bàn bạc và đưa ra các giải pháp trong việc hỗ trợ phát triển các điểm đến du lịch và cách thức quản lý các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay. Ông Hồ Tấn Cường – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL khẳng đinh: Từ hoạt động này, các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đưa du khách đến những điểm đến. Hơn nữa, các bên cũng đề ra những giải pháp nhằm xây dựng, phát triển và áp dụng sản phẩm du lịch tại các điểm đến có trách nhiệm vào thực tiễn triển khai với mục đích tối đa hóa các tác động tích cực của du lịch đối với phát triển cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Việc xúc tiến, quảng bá các điểm đến du lịch của xứ Quảng trên thị trường trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội và văn hóa là mục tiêu của ngành du lịch Quảng Nam đang hướng đến. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nhân lực du lịch tại các địa phương, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, tránh trùng lặp giữa các điểm đến trên địa bàn tỉnh. Tất cả nhằm thực hiện theo định hướng của Ban chỉ đạo du lịch tỉnh thông qua Kế hoạch xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 – 2020 của UBND tỉnh Quảng Nam.

                                                                                                                  LINH CHI

 

 

 

 

 

.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
KHẢO SÁT DU LỊCH TẠI CÙ LAO CHÀM VÀ LÀNG TRIÊM TÂY
QUÝ 1/2015 THU NHẬP XÃ HỘI TỪ DU LỊCH ƯỚC ĐẠT 1.131 TỶ ĐỒNG
Quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hà Nội
TRÁCH NHIỆM VÀ BỀN VỮNG – HƯỚNG ĐI CỦA DU LỊCH QUẢNG NAM
5 THÁNG ĐẦU NĂM 2015, THU NHẬP XÃ HỘI TỪ DU LỊCH ĐẠT 2.105 TỶ ĐỒNG
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XỨ QUẢNG – CẦN “BÀN TAY” HỖ TRỢ...
KHAI TRƯƠNG PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN PHÚC CHU
Các tin cũ hơn:
Khu du lịch sinh thái Suối ĐăkGà – một điểm đến hấp dẫn
SẴN SÀNG CHO FESTIVAL DI SẢN QUẢNG NAM 2013
“DI SẢN NÔNG THÔN” XỨ QUẢNG…
LÀNG NGHỀ GẮN KẾT VỚI DU LỊCH Ở HỘI AN
VỀ PHÍA BÊN KIA ĐÈO LE CỦA XỨ QUẢNG…
QUẢNG NAM: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 3 NĂM DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC HUYỆN SÂU TRONG ĐẤT LIỀN Ở TỈNH QUẢNG NAM”
Quảng Nam : Đón vị khách quốc tế thứ 1,6 triệu vào dịp giao thừa 2014
QUẢNG NAM: HỘI THẢO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
HUYỆN PHƯỚC SƠN, TẬP TRUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN, ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025
Quảng Nam tập trung phát triển hạ tầng du lịch vùng đông
    
1   2   3  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập