Ca nhạc

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo
Người đăng: Trương Công Minh 0903.555.285 .Ngày đăng: 23/11/2015 .Lượt xem: 191 lượt.
Ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 890 về việc lấy ngày 14 tháng 11 hàng năm là “Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển (1945-2015) ngành nông nghiệp, nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh xã hội, ổn định đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân nông thôn.

Tại huyện ta, được Đảng và Nhà nước quan tâm, nền nông nghiệp - nông thôn đã và đang chuyển dịch đúng hướng và tích cực; chăn nuôi từng bước phát triển; ngành lâm nghiệp có sự chuyển hướng mạnh; các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

Ảnh: Tích cực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

Trong sự phát triển của xu hướng chung, đồng bào dân tộc thiểu số huyện ta đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa rẫy sang trồng lúa nước nhằm phát triển và đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Không cần phải là cánh đồng bằng phẳng, tập trung mà ngay những khu vực nương rẫy chủ động được nguồn nước đều được người nông dân khai phá trồng lúa nước. Đến các xã dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa nước tập trung với không khí lao động sản xuất nhộn nhịp cũng đủ cho thấy nhận thức và hình thức canh tác manh mún, cá nhân, nhỏ lẻ trước đây đang dần mai một. Qua thời gian, cây lúa nước đang dần khẳng định được vị thế của mình trong việc đảm bảo lương thực nuôi sống con người nhờ những ưu thế về chăm sóc, năng suất và sản lượng thu hoạch. Hiện diện tích gieo trồng lúa nước toàn huyện đạt trên 800 ha, năng suất lúa bình quân đạt 45 tạ/ha, sản lượng đạt trên 3.500 tấn. Có lẽ con số này còn khiêm tốn với một địa phương có nhiều lợi thế phát triển nhưng xét trong điều kiện thực tế đó là minh chứng cho sự nỗ lực cố gắng của các cấp ngành thông qua các chương trình hỗ trợ như:khuyến khích, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thủy lợi, hỗ trợ vật tư, hạt giống… Bà con nông dân dần biết ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sử dụng máy móc giảm sức lao động, biết trân trọng những giá trị công sức do mình bỏ ra. Những công trình thủy lợi với hệ thống kênh mương nối dài ăm ắp nước cung cấp cho cánh đồng rộng lớn. Những con đường sản xuất, giao thông thủy lợi bê tông, cấp phối nối ruộng đồng, nương rẫy cứ thế mà tăng lên góp phần hạn chế tình trạng du canh du cư và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương... 

Cùng với phát triển trồng trọt, lâm nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn, có nhiều tiềm năng để phát triển. Qua đó, nhân dân đã tập trung đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, chú trọng trồng cây nguyên liệu như keo, bời lời, cao su tại những vùng giao thông thuận lợi, có quỹ đất tập trung. Mỗi năm trồng mới trung bình 400-500 ha, khai thác từ 25-30 nghìn mét khối gỗ rừng trồng, khoanh nuôi trồng bổ sung 100 ha, từng bước nâng độ che phủ rừng trên toàn huyện đạt 65%. Các chính sách giao khoán theo NQ 30a, nghị định 99 đã tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương và nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn lâm sản phụ như hạt ươi, mây, đót, mật ong…giá trị ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Chính vì biết khai thác lợi thế từ trồng rừng, nhiều hộ đã mạnh dạn tìm cho mình hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Về những định hướng phát triển nông nghiệp của xã, ông Hồ Văn Phen-Chủ tịch UBND xã P/Thành cho biết: “Hiện nay trên địa bàn xã các tuyến đường trung tâm đã được thông thương chính vì vậy xã vận động nhân dân tập trung phát triển chăn nuôi và trồng rừng. Hiện tại tập trung phát triển cây quế bản địa và bời lời theo chủ trương của huyện, tăng cường chăn nuôi gia súc trâu bò để bà con phát triển kinh tế, trong đó chú trọng chăn nuôi là chính. Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi và trồng rừng, xã tiếp tục chỉ đạo, triển khai chính sách khai hoang phục hóa mở rộng diện tích đất nông nghiệp, gieo cấy lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ”.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác định là cuộc cách mạng để xóa đói, giảm nghèo bền vững và thổi thêm làn sinh khí mới khơi dậy những tiềm năng, lợi thế sẵn có để thay đổi diện mạo nông thôn. Vì vậy, huyện ta đã tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó tập trung vào công tác nâng cao thu nhập, nâng tỷ lệ lao động có việc làm, giảm tỷ lệ nghèo…nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Qua 5 năm triển khai,  mặc dù có xuất phát điểm thấp, khó khăn hơn nhiều vùng nhưng trong những kết quả đạt được từ chương trình, Xây dựng nông thôn mới dần trở thành phong trào rộng khắp trong đời sống đồng bào các dân tộc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có bước trưởng thành lớn trong nhận thức, khả năng vận động nhân dân và trình độ tổ chức quản lý xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển rõ rệt, nhất là về giao thông, điện, nước sạch, công tác xóa nhà tạm… Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân tăng; tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm đáng kể.

Ảnh: Bảo vệ môi trường cùng chung tay xây dựng nông thôn mới của phụ nữ thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Phiếm-Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Trong những năm qua, đối với nền nông nghiệp huyện nhà có những bước phát triển vượt bậc, nhất là từ các chương trình trợ  lực như 135, 30a, chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại những tính hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân được nâng lên, bên cạnh đó các loại cây trồng được đa dạng hóa, năng suất lúa nước tăng lên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực. Quan trọng hơn nhận thức của người dân về vai trò của sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên, tin tưởng khi nhận thức của nông dân nâng lên nền nông nghiệp huyện nhà trong thời gian đến sẽ có khả quan hơn”.

Dẫu vẫn còn đó một chặng đường dài với vô vàn thử thách để nông nghiệp huyện ta bắt nhịp với xu hướng chung nhưng những thành quả hôm nay là động lực để những người làm công tác nông nghiệp huyện nhà tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi cây con phù hợp, từ đó vạch ra những bước đi đúng hướng, khai thông tư tưởng lạc hậu, để chặng đường về một nông thôn mới không còn là thách thức.  Kỉ niệm 70 năm ngày thành lập ngành nông nghiệp Việt Nam, đây cũng là dấu mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhiều thế hệ đã góp sức xây dựng và phát triển ngành; đồng thời, khuyến khích, động viên và tạo phong trào thi đua trong toàn ngành để thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế - chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Thanh Thúy

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tập cho bà con thói quen đi chợ theo phiên, tránh lãng phí công trình tiền tỷ
Gộp hai chương trình giảm nghèo và nông thôn mới
Hội đồng nhân dân thị trấn tổ chức kỳ họp xác định thành phần dân tộc
Các tin cũ hơn:
Tổng diện tích gieo trồng tăng hơn 126 ha so với năm 2010
Khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Phước Sơn cấp hơn 25 tấn lúa giống cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân
Năm 2011, nhiều công trình thủy lợi được tu bổ và xây dựng mới
Tiêm gần 9 nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Ra quân hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012
Ph/ Sơn được cấp 1 tỷ 17 triệu đồng hỗ trợ Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012
Tết về sớm trên bản làng Phước Xuân
Tư vấn trợ giúp pháp lý cho nhân dân
Triển khai t/hiện KH xây dựng nhà ở cho người nghèo thuộc CT 167 GĐ2
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập