Ca nhạc

Thời kỳ (2000 - 2015)

TIẾP TỤC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI,

 TẠO BƯỚC CHUYỂN CĂN BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TẬP TRUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 (2000 – 2015)

          I. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẦU TÁI LẬP XÃ

Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 7/6/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và chỉ đạo của Huyện ủy; ngày 25 tháng 8 năm 2000, Đại hội Chi bộ xã Jơ Ngây khóa IX, nhiệm kỳ 2000- 2005 chính thức khai mạc. Tham dự Đại hội có 23/25 đảng viên trong Chi bộ, trong đó đảng viên chính thức 20, đảng viên dự bị 3. Đại hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục và an ninh quốc phòng nhiệm kỳ qua, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, như sau:

          Về kinh tế:

          Chi bộ tập trung lãnh đạo xác định rõ các mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp với địa phương, tập trung các lĩnh vực nông lâm, kinh tế vườn chăn nuôi, kinh tế trang trại vừa và nhỏ. Kịp thời đón nhận sự đầu tư từ bên ngoài để góp phần cải thiện hạ tầng kỹ thuật và mức thu nhập của nhân dân. Phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 1,5-2 triệu đồng/năm.

          Phát triển nông lâm nghiệp là then chốt. Bên cạnh củng cố ruộng cũ, từng thôn, bản tập trung khai hoang khoảng 5ha, nhất là các thôn có điều kiện, như: Ngật, Cloò, La Đàng,...Đầu tư đập thủy lợi suối Rơ Gul, thôn Phú Mưa. Phát triển các giống mới, như: đậu các loại, sắn, bắp,...chăn nuôi bò, heo, gà, vịt,..đào ao nuôi cá nước ngọt. Lương thực bình quân đầu người 330-332 kg/năm. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ đói-nghèo 14-15%, đồng thời tăng dân hộ trung bình trở lên. Duy trì và phát triển kinh tế lâm nghiệp, từng bước đầu tư tập trung các loại cây có giá trị kinh tế, như: quế, keo, cây bản địa. Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng.

  Tập trung xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Tranh thủ sự đầu tư của Chính phủ, tỉnh, huyện và các tổ chức nước ngoài để từng bước hoàn thiện các tuyến đường quan trọng của xã. Quan tâm đề nghị cấp trên mở tuyến đường ô tô đi lại từ Aram I đi La Đàng.

          Chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn công tác định canh, định cư cho nhân dân, như ở vùng 3 từ La Đàng đến Aram I lập vườn làm nhà theo trục đường lớn; thôn Ngật, Kèng lập vườn nhà theo cách giản dân cho phù hợp. Chọn nơi có điều kiện để làm điểm theo mô hình có nhà, có vườn, có chuông chăn nuôi, có ao cá. Trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: nhãn, vải, xoài, tiêu, bòon boon,...

Về văn hóa xã hội:

Tập trung bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa đồng bào C’tu kết hợp với văn hóa tiến bộ, tiến tới từng bước xóa bỏ phong tục lạc hậu, xây dựng Làng Văn hóa theo chuẩn. Xây dựng Gươl để bảo tồn giá trị văn hóa Cơtu

          Đề nghị cấp trên xây dựng Trạm phát sóng truyền thanh, truyền hình tại trung tâm xã. Phát động rộng rãi trong nhân dân tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Bào tồn các điệu múa, làn điệu, nhạc cụ của đồng bào Cơtu.

          Tăng cường chỉ đạo phổ biến Luật Giáo dục phổ cập Tiểu học. Vận động gia đình có con em trong độ tuổi đi học đạt 90% đi học. Không để xảy ra tình trạng bỏ học giữa chừng.

          Chỉ đạo cán bộ y tế từ xã đến thôn thường xuyên vận động nhân dân ăn ở sạch sẽ, phòng chống các loại dịch bệnh. Vận động nhân đân 100% có nhà vệ sinh, đêm ngủ có mùng, không thả gia súc bừa bãi. Tham gia các chương trình dân số-kê hoạch hóa gia đình. Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi sinh đẻ xuống còn 0,5%. Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Hạn chế mức thấp nhất trẻ em suy dinh dưỡng.

          Thực hiện tốt chính sách xã hội. Quan tâm chăm sóc những người có công với cách mạng, gi đình thương binh liệt sỹ, những người cô đơn không có nơi nương tựa. Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa. Lao động công ích đạt 95% hàng năm.

          Về an ninh quốc phòng:

          Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao cảnh giác với mọi âm mưu của địch. Phát động phong trào Toàn dân tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nòng cốt là công an, xã đội. Xử lý kịp thời, nhanh chóng các vụ việc xảy ra trên địa bàn xã. Ngăn chặn kịp thời các loại tệ nạn xã hội. Lực lượng dân quân tự vệ, xã hội luôn luôn có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu.

          Về xây dựng chính quyền, Mặt trận, đoàn thể:

          Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, nhất là các đại biểu HĐND. Không ngừng tăng cường và đổi mới công tác quản lý của UBND, cán bộ chủ chốt nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy, HĐND phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

          Củng cố, kiện toàn, đổi mới công tác của tổ chức Mặt trận, đoàn thể nhằm phát huy vai trò nòng cốt trong vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của xã. Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở Khu dân cư, thôn, bản.

          Tăng cường xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền, tham gia quản lý kinh tế-xã hội địa phương.

          Về công tác xây dựng Đảng:

          Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đảng viên. Luôn luôn rèn luyện, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, nói phải đi đôi với làm, tránh nói suông, hình thức. Thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp xúc và  lắng nghe ý kiến của nhân dân. Hướng dẫn nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Không hoang mang, dao động trước những diễn biến phức tạp của Thế giới

          Quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, thường xuyên phát triển đảng viên mới. Cả nhiệm kỳ, phải ưu tiên kết nạp đảng viên nữ, trẻ từ 15-20 đồng chí. Đào tạo phát triển đảng viên trẻ, có trình độ và cử đi học các Trường, lớp bồi dưỡng cán bộ của Trung ương, tỉnh, huyện,..nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận..Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng.[1].

          Đại hội đã bầu 05 đồng chí vào Ban Chấp hành Chi ủy, đồng chí ALăng Mư được bầu làm Bí thư, đồng chí ZơRâm Thanh Cao được bầu làm Phó Bí thư.[2]. Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005, gồm hai đồng chí: ALăng Mư và Jơ Đêl Bốc

Từ ngày 25 đến 26 tháng 10 năm 2000, tại Hội trường Huyện ủy, Đảng bộ huyện Hiên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005. Đại hội bầu Ban Chấp hành (sau này có bổ sung) gồm 33 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 10 đồng chí. Đồng chí Arâl Típ được bầu làm Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.

          Từ sau khi tái lập xã, Chi bộ xã luôn luôn quan tâm lãnh đạo ổn định công tác tổ chức, cán bộ, chăm lo phát triển đảng viên và điểu chỉnh, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

          II. ĐẢNG BỘ ĐÔNG GIANG ĐƯỢC TÁI LẬP, XÃ JƠ NGÂY ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (2001-2015)

          1. Đảng bộ huyện Đông Giang được tái lập.

Bước sang năm 2001, cùng với lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, Đảng bộ huyện Hiên tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2000 - 2005) công tác xây dựng Đảng được chú trọng. Tổ chức sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết 6 (lần 2) của BCH Trung ương khóa VIII về “Xây dựng chỉnh đốn đảng”.

Từ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tiến hành trọng thể tại Hà Nội. Theo chỉ đạo của Huyện ủy, Chi ủy tổ chức quản triệt Nghị quyết Đại hội IX và xây dựng Chương trình hành động cụ thể để lãnh đạo thực hiện.

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 24 tháng 05 năm 2001 của Tỉnh ủy Quảng Nam; Công văn số 434/UB-KTN, ngày 12 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về giúp đỡ, kết nghĩa các xã, các huyện nghèo miền núi, vùng cao nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; ngày 15 tháng 10 năm 2001, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức kết nghĩa xã Jơ Ngây. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong phát huy truyền thống đoàn kết Kinh - Cơtu nhằm giúp nhau trong quá trình xây dựng quê hương.

Đến cuối năm 2001, đảng viên Chi bộ xã Jơ Ngây có 37 đồng chí, trong đó dự bị 01 đồng chí; có 02 đồng chí miễn sinh hoạt theo quy định. So với năm đầu mới tái lập, số lượng đảng viên tăng 185%.[3]

Ngày 4 tháng 3 năm 2002, Hội đồng Nhân dân xã họp bàn về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2002. Kỳ họp này tập trung bàn và quyết nghị các nội dung về phát triển nông nghiệp, công tác trồng rừng theo Chương trình 661, công tác phòng cháy, chữa cháy; công tác phòng bệnh mùa hè và mùa đông, về phát triển văn hóa, giáo dục, về hôn nhân và gia đình; về quốc phòng, anh ninh và trật tự trên địa bàn[4].

Ngày 19 tháng 5 năm 2002, bầu cử Quốc hội khóa XI. Huyện Hiên cùng các huyện Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, thị xã Điện Bàn hợp thành một đơn vị bầu cử số Một. Huyện ủy đã tuyên truyền, vận động và có nhiều sáng tạo trong hình thức bỏ phiếu, như lập Tổ bầu cử dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đang thi công để tất cả cử tri trên địa bàn huyện thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi thiêng liêng của mình. Kết quả, cử tri đã bầu được hai đại biểu[5], góp phần vào thành công của bầu cử Quốc hội khóa XI.

Ngày 15 tháng 7 năm 2002, Chi bộ xã Jơ Ngây tổ chức Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo 6 tháng đầu năm và ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CB về nhiệm vụ công tác phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 2002, tập trung lãnh đạo các mặt sau:

          - Chi bộ tập trung lãnh đạo, vận động nhân dân quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ, tiêu phát triển cả năm 2002. Sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ, đảm bảo cơ cấu giống. Tích cực trồng rau vụ Đông, trồng bắp, rau màu ngắn ngày để kịp thời chống đói, nhằm chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ Đông Xuân 2002-2003, nhất  là các loại giống lúa ruộng CH5, trung nông 15 và giống bản địa lúa Ba Trăng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khai hoang ruộng lúa nước ở những nơi còn đất làm ruộng.

          Tăng cường công tác trồng và chăm sóc rừng, chú ý phát triển cây có giá trị kinh tế cao. Tập trung thu các nguồn thu trên địa bàn và thực hiện công tác chi đúng mục đích, quy định.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nâng cao cảnh giác, chống các loại âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo, kích động chia rẻ đoàn kết dân tộc,..làm thất bại âm mưu của địch.

          Ngày 11 tháng 10 năm 2002, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về “Một số chủ trương, giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi giai đoạn 2002-2007”. Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, Chi bộ xã Jơ Ngây tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi,…góp phần ổn định đời sống nhân dân. Đến cuối năm 2002, hệ thống tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội được củng cố, kiện toàn, trong đó tập trung vận động hội viên, nhân dân tham gia giúp nhau làm kinh tế VAC, giúp nhau trong cuộc sống,…góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã.

Công tác xây dựng Đảng, nhất là phát triển đảng viên được Chi bộ xã Jơ Ngây tập trung lãnh đạo, nhằm đáp ứng nhiệm vụ. Chính nhờ đó, mà đến cuối 2002, số lượng đảng viên đã lên đến 50 đồng chí, trong đó có 06 đảng viên dự bị. Trước tình hình đó, để tăng cường công tác lãnh đạo và theo quy định của Điều lệ Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy Hiên thành lập Đảng bộ xã Jơ Ngây vào đầu năm 2003.

Việc thành lập Đảng bộ xã Jơ Ngây là kết quả quá trình chăm lo công tác xây dựng Đảng. Từ đây, Đảng bộ phát huy vai trò lãnh đạo, đoàn kết đồng bào Cơtu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

          Trước yêu cầu phát triển mới, mặc dù đã có nhiều thành tựu sau 25 năm giải phóng, xây dựng quê hương, nhưng tình hình phát triển còn nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện cho huyện phát triển và thể theo nguyện vọng của nhân dân, ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP về chia tách huyện Hiên thành hai đơn vị hành chính cấp huyện, thuộc tỉnh Quảng Nam. Theo đó, huyện Hiên chia thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang.

          Huyện Đông Giang có diện tích tự nhiên 81.120ha, dân số 20.789 người. Các đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Prao, các xã: Ka Dăng, Tư, Ba, Sông Kôn, Jơ Ngây, A Ting, Tà Lu, Ma Cooil, Za Hung, A Rooi. Thị trấn Prao là trung tâm hành chính của huyện Đông Giang.

Ngày 16 tháng 7 năm 2003, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Quyết định số 598-QĐ/TU về thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Đông Giang gồm 29 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Bằng- Tỉnh ủy viên, làm Bí thư; sau đó, đồng chí được bầu làm Chủ tịch HĐND huyện Dông Giang.

Sau khi hoàn thành công tác nhân sự chủ chốt, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang ban hành quyết định củng cố 11 đảng bộ xã, thị trấn; trong đó có Đảng bộ xã Jơ Ngây.

Việc chia tách, tái lập huyện Đông Giang là sự kiện lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Đông Giang, nhằm tạo thế và lực mới trong xây dựng, phát triển huyện nhà.

 Ngày 14 tháng 10 năm 2003, Huyện ủy ra Nghị quyết 01-NQ/HU về “Điều chỉnh phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hiên khóa XV (XIII), nhiệm kỳ 2001-2005” cho phù hợp với tình hình mới. Dựa trên cơ sở ngày, Đảng bộ xã Jơ Ngây tiếp tục lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong tình hình mới.

          Ngày 23 tháng 12 năm 2003, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 429/2003/NQ-UBTVQH về ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009. Trên cơ sở đó, Hội đồng bầu cử Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 11 và chỉ đạo của Hội đồng bầu cử huyện, Đảng ủy xã Jơ Ngây tập trung lãnh đạo cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XI và cuộc bầu cử HĐND xã khóa IX, nhiệm kỳ 2004 – 2009 vào 25 tháng 4 năm 2004 thành công tốt đẹp. Lần này, HĐND xã khóa IX bầu được 21 đại biểu[6].

Ngay sau bầu cử thành công tốt đẹp, Đảng ủy xã Jơ Ngây tập trung lãnh đạo công tác nhân sự chủ chốt chính quyền. Tháng 5 năm 2004, tại phiên họp thứ Nhất- Hội đồng nhân dân xã khóa IX, nhiệm kỳ 2004 – 2009 đã bầu các chức danh chủ chốt. Đồng chí ALăng Mư - Bí thư Đảng ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND; đồng chí ALăng Đôn- cán bộ tư pháp được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND xã; đồng chí Jơ Đêl Bốc tiếp tục được bầu làm Chủ tịch UBND xã; đồng chí Ra Pát Ngứp được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã khóa IX, nhiệm kỳ 2004 – 2009[7].

Sau khi đồng chí Ra Pát Ngứp nghỉ công tác, tháng 6 năm 2004, Hội đồng Nhân dân xã bầu đồng chí Huỳnh Ngọc Thanh- Chánh Văn phòng UBND xã làm Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây; đồng chí PơLoong Niêm - Phó Công an xã được bầu làm Ủy viên Ủy ban, giữ chức Trưởng Công an xã; đồng chí Clâu Dân - đảng ủy viên, Trưởng Công an sang giữ chức Xã đội trưởng.

Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, ngày 19 tháng 4 năm 2004, Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành Kế hoạch số 03-KH/ĐU về tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.

Cũng trong năm 2004, Đảng ủy lãnh đạo kiện toàn tổ chức để triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò.

2. Đại hội Đảng bộ Jơ Ngây trong giai đoạn mới, thuộc Đảng bộ huyện Đông Giang vào tháng 8 năm 2005.

          Thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 6/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 24/2/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Chỉ thị số 15-CT/HU, ngày 30/5/2005 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang về Đại hội Đảng bộ cơ sở tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVI, trong hai ngày 04 và 05 tháng 8 năm 2005, tại Hội trường Ủy ban Nhân dân xã, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Jơ Ngây lần  thứ X, nhiệm kỳ 2005-2010, với sự tham gia của 45 đảng viên trong Đảng bộ. Đồng chí Đinh Thái Long- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang về dự và chỉ đạo Đại hội.

          Đại hội thông qua Báo cáo chính trị đánh giá tình thình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đến năm 2010; thông qua các Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của đảng viên vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng cấp trên và góp ý sửa đổi Điều lệ Đảng trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

          Đại hội đánh giá 5 năm qua, các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng có bước phát triển và ổn định so với các năm trước[8]. Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, đời sống vật chất của người dân có bước ổn định và có điều kiện hơn. Tình hình đói nghèo giảm dần qua các năm. Các loại hình văn hóa truyền thống được khơi dậy và từng bước khôi phục. Công tác y tế, giáo dục, chính sách người có công,…được quan tâm.  Năm học 2005 - 2006, Trường Tiểu học Jơ Ngây có 16 lớp, với 259 học sinh. Học sinh THCS từ 40 em năm 1999, nay có đến 200 em. Tinh thần đoàn kết của nhân dân được nâng cao, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Cơ sơ hạ tầng về giao thông được phát triển khá toàn diện, điều kiện đi lại của nhân dân cơ bản được đảm bảo thuận lợi. Thương mại, hàng hóa của nhân dân bước đầu phát triển. Công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ, phương pháp và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ủy có kinh nghiệm hơn trước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn rất nhiều khó khăn, cản trở: vùng núi khó khăn, tập quán sản xuất, năng lực cộng đồng còn rất nhiều hạn chế. Trình độ dân trí tuy có nâng lên, song vẫn rất chậm so với yêu cầu phát triển. Đời sống nhân dân không đồng đều, vẫn còn tình trạng số hộ trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước.

          Xuất phát từ thực tế của địa phương và quyết tâm của Đảng bộ, Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu các lĩnh vực mũi nhọn phát triển là:

          Về kinh tế:

          Tiếp tục khai hoang, tăng diện tích lúa nước 1 năm 2 vụ, trung bình mỗi năm 3-4ha. Tăng cường trồng các loại cây màu: bắp, đậu, sắn, chuối vườn, thơm các loại. Xây dựng các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại nhỏ. Phát triển chăn nuôi heo từ 4-6 con/hộ, gà từ 20-100 con/hộ, đẩy mạnh trồng cỏ để nuôi bò và nuôi dê. Tận dụng điều kiện tự nhiên và cải tạo các ao, hồ để đẩy mạnh nuôi các loại cá nước ngọt.

          Trồng các cây dài ngày, có giá trị kinh tế cao, như: keo, quế, bòon boon, tre lấy măng từ 2ha trở lên/hộ. Chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân tự sắp xếp nơi xây dựng nhà cửa đảm bảo các điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo nhà cách nhà từ 30 đến 50 mét. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ 2,7-3 triệu đồng/năm.

          Về văn hóa, xã hội:

          Quan tâm công tác giáo dục, phấn đấu 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đến năm 2007. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, nhất là ở các trường học, cơ quan. Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Nông dân trong tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao. Phấn đấu 100% số thôn có Đội văn nghệ quần chúng. Đây là lực lượng quan trọng để khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương. Tổ chức sưu tầm văn nghệ truyền thống, sản xuất nhạc cụ, dụng cụ lao động và xây dựng Gươl của đồng bào Cơtu.

          Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa trong toàn xã gắn với phong trào thi đua và giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ trật tự và phòng chống tệ nạn xã hội. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người đứng đầu các thôn, các tổ chức chính trị-xã hội trong xây dựng đời sống văn hóa dân cư. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số 0,73%/năm.

          Vận động nhân dân bỏ hủ tục cũ lạc hậu trong ở, ăn uống, ma chay, cưới hỏi,…Chăm lo công tác y tế cộng đồng, vận động nhân dân sống hợp vệ sinh, để phòng ngừa và ngăn chặn các dịch bệnh lan trên diện rộng.

          Về an ninh quốc phòng

          Xây dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ. Xây dựng lực lượng dân quân mạnh về tổ chức, đảm bảo quân số, đào tạo vững về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng cán bộ trung đội, xã đội. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, động viên thăm hỏi gia đình chính sách. Hàng năm, giao quân đạt chỉ tiêu 100% thanh niên nhập ngũ, hoàn thành tốt công tác huấn luyện.

          Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Luôn đề cao cảnh giác với các phần tử xấu, ngăn chặn kịp thời truyền đạo trái phép, vận chuyển buôn bán tài nguyên khoáng sản trái phép,…không để xảy ra điểm nóng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

          Về xây dựng hệ thống chính trị:

          Không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND. Tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, điều hành và quản lý của UBND. Thường xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức các ban ngành từ xã đến thôn đúng quy định và phù hợp với thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

          Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hợp tác với nhau cùng làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

          Xây dựng đội ngũ cán bộ thôn vững về chính trị, có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS đạt 70%; đối với cán bộ xã, đạt trung cấp chuyên môn 50%, trung cấp chính trị  100%.

          Công tác xây dựng Đảng và chỉ đạo điều hành của cấp ủy:

Xây dựng tổ chức đảng là hạt nhân chính trị ở cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.  Cụ thể hóa nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy bằng những nhiệm vụ, giải pháp để triển khai đồng bộ và quyết liệt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tăng cường công tác kiểm tra Đảng ở các Chi bộ, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật, Điều lệ Đảng, các quy định đảng viên không được làm. Xây dựng đội ngũ đảng viên vững vàng về chính trị, đạo đức trong sáng, gắn bó mật thiết với nhân dân. Phát huy tính tiên phong của đảng viên trong học tập, công tác và sinh hoạt, trong phát triển kinh tế.

Công tác phát triển Đảng cần quan tâm vào những người lao động giỏi, có trình độ, công tác tốt, lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng. Vận động ra khỏi Đảng những đảng viên phai nhạt lý tưởng, lười lao động, học tập và không tiến bộ. Phấn đấu trong nhiệm kỳ, phát triển được 25 đảng viên, nâng tổng số 67 đảng viên toàn Đảng bộ. Quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, sắp xếp cán bộ phù hợp với trình độ làm việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ.

Đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ trong toàn Đảng bộ. Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết, chương trình công tác,..phải tập trung vào những vấn đề lớn và quan trọng là phù hợp với đặc điểm, quyền lợi chính đáng của dân. Đảng bộ đề ra chủ trương, giải pháp và phân công các đồng chí cấp ủy phụ trách, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, các Chi bộ đề ra biện pháp tổ chức thực hiện theo chức năng, quyền hạn của tổ chức mình. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng cấp trên và Nghị quyết của Đảng bộ xã. Xây dựng Chương trình công tác toàn khóa để thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

          Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 9 đồng chí[9]; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XIV gồm 06 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết. Trong phiên họp thứ Nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí, đồng chí ALăng Mư được bầu lại làm Bí thư, đồng chí BhNướch Lâm và đồng chí Jơ Đêl Bốc làm Phó Bí thư. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy gồm 3 đồng chí, do đồng chí Bhnướch Lâm- Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy.

          Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 từ ngày 12 đến 13 tháng 9 năm 2005 tại Hội trường cơ quan Huyện ủy Đông Giang, đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 35 đồng chí. Đồng chí Jơ Đêl Bốc - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Jơ Ngây được bầu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVI.

          Sau Đại hội, Đảng ủy tổ chức phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Thường vụ, đảng ủy viên phụ trách các mảng công tác và phụ trách các địa phương để tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành, Đảng ủy xuống tận cơ sở.

          Để đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo và nhằm cụ thể hóa việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Ban Chấp hành Đảng bộ xã ra Nghị quyết số 02-NQ/ĐU, ngày 20/10/2005 về ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã và Nghị quyết về Chương trình công tác toàn khóa Đảng bộ xã khóa IX, nhiệm kỳ 2005-2010[10]. Ngoài việc lãnh đạo các công tác thường xuyên, Chương trình đề ra các nội dung quan trọng, như: xây dựng Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển theo cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp gắn phát triển chăn nuôi; bảo tồn, khối phục và phát huy bản sắc văn hóa Cơtu trên địa bàn;…Đây là những quyết nghị đúng đắn và phù hợp với địa phương.

          Ngày 4 tháng 10 năm 2005, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành quyết định[11] chia tách Chi bộ III thành 2 Chi bộ, gồm: Chi bộ VII- Trường THCS bán trú Lê Văn Tám và Trường Tiểu học Jơ Ngây và Chi bộ III. Việc thành lập Chi bộ Giáo dục là nhằm tăng cường lãnh đạo phát triển công tác giáo dục trên địa bàn.

          Cũng trong thời gian này, Đảng ủy đã ban hành nhiều quyết định tiếp nhận cán bộ chuyên trách, như: đồng chí đồng chí A Lăng Minh về Văn phòng Đảng ủy, đồng chí ARất Thị Phíu về làm công tác kiểm tra Đảng, đồng chí RaPát Thị Năm nia về Tổ chức, đồng chí ATing Thị Rót về Dân vận, đồng chí RaPát A Bưa về Tuyên giáo.

          Năm 2006 là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội, có ý nghĩa quan trọng tạo nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện các chỉ tiêu toàn khóa, Đảng ủy tập trung xác định phương hướng, nhiệm vụ và đề ra hệ thống giải pháp đồng bộ để lãnh đạo thực hiện. Theo đó, Đảng ủy xác định các nội dung cơ bản là: Duy trì và đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ lâm nghiệp. Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư xây dựng của các tổ chức phi chính phủ, của huyện để phát triển kết cấu hạ tầng của xã. Sớm đề nghị huyện xây dựng quy hoạch thị tứ khu vực Sông Voi. Tập trung triển khai các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Công tác xây dựng Đảng vững mạnh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).

          Ngày 10 tháng 10 năm 2006, Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành Chương trình hành động số 15/CTr/ĐU về thực hiện xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, phấn đấu đến cuối năm 2010, giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 20,1% (năm 2005, theo tiêu chí mới, tỷ lệ nghèo của xã là 53,50%).

          Ngày 8 tháng 12 năm 2006, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành quyết định số 02-QĐ/ĐU về Quy chế làm việc của UBKT Đảng ủy xã khóa IX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 nhằm tăng cường công tác kiểm tra, góp phần xây dựng Đảng bộ ngày trong sạch, vững mạnh.

          Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, ngày 20 tháng 01 năm 2007, Đảng ủy xã tổ chức hội nghị lần thứ 9. Hội nghị đánh giá, trong năm 2006, kinh tế có bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, các chỉ tiêu đều đạt so với kế hoạch đề ra, kết cấu hạ tầng tiếp tục được xây dựng. Cụ thể như sau:

          - Sản xuất và xây dựng hạ tầng:

          Tổng diện tích lúa nước có 63,9 ha, đạt 104.7% kế hoạch; sản lượng lúa đạt 25 tạ/ha, tổng sản lượng lúa nước toàn xã đạt 159,7 tấn. Tổng diện tích lúa mùa 115 ha, đạt 153,3% kế hoạch; sản lượng 6 tạ/ha, tổng sản lượng lúa mùa đạt 690 tấn. Diện tích bắp 65 ha, đạt 80% kế hoạch; sản lượng đạt 30 tạ/ha, được 195 tấn. Diện tích trồng sắn có 52 ha, đạt 108% kế hoạch, sản lượng 88 tạ/ha, được 457,6 tấn. Diện tích trồng chuối 10.000 gốc, đạt 62% kế hoạch.

          Kịp thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch lở mồm long móng tại thôn Ngật, không bùng phát, nên đàn gia súc, gia cầm duy trì phát triển tốt. Tổng đàn gia súc hiện có 2.315 con, trong đó: trâu 30 con, bò 578 con, heo 510, dê 81 con. Tổng đàn gia cầm 2.480 con.

          Được sự quan tâm của cấp trên, Đề án 134 xóa nhà tạm, trong năm 2006 xây mới 85 nhà, nâng tổng số toàn xã lên 106 nhà. Dự án tầm nhìn Thế giới hỗ trợ xây dựng thủy lợi thôn Zà Há gần 100 triệu và làm cầu treo Zà Há - La Đàng. Xây dựng nhà chức năng và công trình phụ trợ Trường bán trú Lê Văn Tám 168 triệu đồng. Cuối năm 2006, 9/10 thôn có đường ôtô đến trung tâm xã, 10/10 thôn có điện mạng lưới quốc gia, 10/10 thôn có nước sinh hoạt.

          - Văn hóa, xã hội:

          Đến cuối năm 2006, có 8/10 thôn có Gươl, 50% hộ gia đình đăng ký Hộ gia đình văn hóa. Một thôn được tỉnh công nhận Thôn văn hóa. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân các ngày lễ lớn trong năm. Trường Tiểu học Jơ Ngây hoàn thành xét tuyền tiểu học, đạt 100% chỉ tiêu. Trường THCS bán trú Lê Văn Tám tốt nghiệp 100%. Công tác y tế, dân số- kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt; 70% hộ gia đình xây dựng hố xí, không xảy ra dịch bệnh.

          Giải quyết dứt điểm các chế độ chính sách cho người có công. Tổ chức cứu trợ do cơn bão số 6 gây ra, trợ cấp 10,5 tấn gạo và hơn 28 triệu đồng cho gia đình khó khăn.

          - Công tác an ninh- quốc phòng:

          Đảng ủy tập trung lãnh đạo thường xuyên. Trong năm, không để xảy ra tình trạng mất ổn định. Lực lượng dân quân duy trì số lượng, trực sẵn sàng chiến đấu cao. Hoàn thành sổ hộ khẩu. Tổ chức truy quét các đối tượng mua bán gỗ trái phép. Tổ chức học tập, triển khai công tác giáo dục pháp luật, như: Luật dân sự và các văn bản dưới Luật, Nghị định của Chính phủ về hành vi vi phạm trong lĩnh vực tư pháp, trật tự an toàn xã hội,…

          - Công tác xây dựng Đảng, Mặt trân, đoàn thể:

          Các tổ chức Mặt trận, đoàn thể chính trị-xã hội tiếp tục duy trì, phát triển các hoạt động. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Hội LHPNVN xã, Hội Cựu Chiến binh xã.

          Chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án dự nguồn cán bộ giai đoạn 2010-2015. Trong năm, phát triển 10 đảng viên; tổ chức Lớp đảng viên mới 10 đồng chí, Lớp cảm tình Đảng 12 quần chúng. Cuối năm 2006, trong công tác tổng kết, đánh giá chất lượng đảng viên, Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang khen thưởng cho hai tập thể: Chi bộ Quân sự xã, Chi bộ thôn CLòo; ba cá nhân: ZơRâm Thanh Cao, ATing Yên và ALăng MLương.

- Huy động mọi nguồn lực để phục vụ kinh tế phát triển, tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 48.88%; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơtu trên địa bàn. Phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Tiếp tục phát triển giáo dục, chú trọng giáo dục mầm non.

- Bảo vệ vốn rừng và tài nguyên thiên nhiên; giữ vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục làm tốt công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý. Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng cán bộ thôn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy khối đoàn kết toàn dân nhằm phục vụ xây dựng Jơ Ngây giàu mạnh.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới gắn với phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.

Ngày 30 tháng 01 năm 2007,  Hội đồng Nhân dân xã đã quyết nghị bầu bổ sung đồng chí ZơRâm Thị Nép - cán bộ dân số và kế hoạch hóa gia đình giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã Jơ Ngây khóa IX, nhiệm kỳ 2004 - 2009.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng ủy xã Jơ Ngây thành lập Ban Chỉ đạo 06 và phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, báo cáo viên của Đảng bộ triển khai các chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong năm 2007 đến toàn thể Chi bộ và nhân dân.

Ngày 21 tháng 4 năm 2007, Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành Chương trình hành động số 05-CTHĐ/ĐU về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 8 tháng 6 năm 2006 của Huyện ủy Đông Giang về định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2015. Theo đó, xác định các mục tiêu cơ bản, phù hợp với địa phương, như: Đến năm 2010, phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản: Quy mô đàn bò đạt 6.795 con, trâu 59 con, heo 2.300 con, gia cầm 3.720 con. Ổn định cây lương thực; Lúa nước 94ha, bắp 70ha và cây có bột 68ha; diện tích cây keo 28.750ha, cây mây 1.500ha.

Ngày 01 tháng 7 năm 2007, Đảng ủy ban hành Kế hoạch thành lập Ban Giám khảo Hội thi Bí thư Chi bộ thôn, do đồng chí ALăng Mư - Bí thư Đảng ủy làm Chánh chủ khảo. Hội thi diễn ra tốt đẹp, nhiều Bí thư Chi bộ đã tham gia và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Sau đợt kết nạp đảng viên nhân Kỷ niệm 115 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đên tháng 7 năm 2007, toàn Đảng bộ có 9 Chi bộ với 45 đảng viên, trong đó dự bị 6 đảng viên; nam 36, nữ 9 đảng viên.

Thực hiện Kế hoạch số 23-KH/HU, ngày 9 tháng 10 năm 2007 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang về triển khai nghiên cứu, học tập, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Đảng ủy ban hành Kế hoạch số 03-KH/ĐU, ngày 30 tháng 10 năm 2007 về triển khai các nghị quyết Hội nghị nói trên, gồm: Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Nghị quyết số 15, ngày 30/7/2007 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu đổi mới; Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Bước sang năm 2008, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, Đảng ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và hoàn thành kế hoạch đề ra đầu năm. “Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường”[12].

          Bên cạnh lãnh đạo toàn diện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...để đảm bảo lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ/ĐU, ngày 01 tháng 01 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và xây dựng Đảng trong dân quân năm 2008. Nghị quyết đánh giá, năm qua, Đảng ủy đã tập trung triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy và Huyện ủy về công tác quân sự địa phương cho toàn Đảng bộ và cho 28 đồng chí dân quân xã. Xây dựng lực lượng đạt quân số trên giao là 64 đồng chí. Thực hiện công tác thu nộp vũ khí có nhiều cố gắng và kịp thời. Thu nộp Quỹ quốc phòng đạt chỉ tiêu đề ra. Làm tốt công tác trực sẵn sang chiến đấu, trực 24/24 giờ. Huy động lực lượng dân quân giúp dân tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ và thiên tai, giúp dân làm nhà cửa,vệ sinh môi trường,…Công tác xây dựng Đảng trong lực lượng dân quân đạt nhiều kết quả, trong năm 2007 kết nạp được 2 dân quân vào Đảng. Chăm lo thực hiện chính sách hậu phương quân đội, tổ chức tặng quà nhân Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), Tết Nguyên đán,..được 06 suất quà cho các đối tượng chính sách.

          Nghị quyết xác định năm 2008, công tác quốc phòng và xây dựng Đảng trong lực lượng dân quân phải đảm bảo chỉ tiêu trên giao, xây dựng lực lượng vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

          Ngày 25 tháng 2 năm 2008, Hội nghị Đảng ủy xã Jơ Ngây tổ chức phiên họp để thực hiện công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí ALăng Mư, Bí thư Đảng ủy nghỉ hưu theo chế độ. Hội nghị bầu đồng chí JơĐêl Bốc - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Huỳnh Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Bí thư Đảng ủy.

Ngày 11 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân xã bầu đồng chí Huỳnh Ngọc Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch UBND xã và bầu bổ sung đồng chí ZơRâm Lang - Kế toán giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây khóa IX, nhiệm kỳ 2004 - 2009[13].

          Ngày 5 tháng 5 năm 2008, được sự thống nhất của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, Đảng ủy tổ chức bầu bổ sung 03 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2005-2010, gồm: Zơ Râm Thị Nép, Zơ Râm Lang và RaPát ABơn.

          Ngày 3 tháng 6 năm 2008, Đảng ủy ban hành Kế hoạch số 09/KH-ĐU về triển khai học tập các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa X và học tập hai chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ chủ chốt của xã, giáo viên trên địa bàn, nhân viên ý tế và Bí thư Chi bộ, Trưởng ban nhân dân thôn. Ba nghị quyết Trung ương được triển khai, đó là: Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 22-NQ/TW về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hai chuyên đề học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đó là: Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu và giới thiệu tác phầm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Bác Hồ.

Ngày 29 tháng 7 năm 2008, Đại hội Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Jơ Ngây, nhiệm kỳ 2008 - 2013 đã bầu ông ALăng MLương làm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch là: ông Bnhướch Báo và ARất MLư.[14]

Cũng trong tháng này, thực hiện chỉ đạo và hỗ trợ của UBND huyện Đông Giang, Đảng ủy Jơ Ngây tập trung chỉ đạo hỗ trợ cho nhân dân khắc phục hậu quả của đợt rét đậm, khôi phục sản xuất, nhất là chăn nuôi và lúa nước. Chính nhờ lãnh đạo kịp thời này, mà đời sống nhân dân được đảm bảo trong những tháng cuối năm, tạo điều kiện cho sản xuất năm sau.

          Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng ủy đã ban hành Chương trình hành động số 04-Ctr/ĐU, ngày 8 tháng 11 năm 2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Jơ Ngây có lực lượng thanh niên đông đảo, trên 700 thanh niên trong độ tuổi từ 16-30, chiểm khoảng 35% dân số toàn xã; là lực lượng có vai trò quan trọng trong bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong lao động sản xuất,…Tuy nhiên, lực lượng thanh niên xã cũng còn tình trạng lười lao động, lười học, trình độ thấp, chưa chủ động học nghề,…Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh niên, tinh thần Nghị quyết Đảng cấp trên, Đảng ủy xác định mục tiêu co bàn là: Tiếp tục phấn đấu xây dựng các thế hệ thanh niên Jơ Ngây giàu lòng yêu nước, giàu ý chí vươn lên, có sức khỏe, có hoài bão ước mơ; xung kích sáng tạo; nhiệt huyết với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội xã nhà. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên tiếp tục rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh[15].

          Trong Chương trình hành động, Đảng ủy quyết tâm xác định các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2015, gồm:

          - 100% thanh niên được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

          - Từ 50 đến 60% thanh niên tốt nghiệp THCS, 90% học sinh THPT được hướng nghiệp. 60% thanh niên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng tiến bộ KHKT, 100% cán bộ trẻ đạt chuẩn theo quy định (văn hóa, chuyên môn và chính trị)

          - Phấn đấu hàng năm, có từ 60-70% tổ chức Đoàn, Hội, Đội đạt danh hiệu xuất sắc. Có từ 50-60% cán bộ thanh niên tốt nghiệp THCS, sơ cấp chính trị trở lên. Đẩy mạnh phát triển đảng viên từ phong trào thanh niên.

          Để thực hiện chỉ tiêu đó, Đảng ủy xác định: Tăng cường vai trò lãnh đạo của toàn Đảng bộ, UBND xã đảm bảo và tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động của thanh niên, xây dựng và phát huy các chương trình liên tịch giữa các tổ chức chính trị-xã hội, xác định vai trò nòng cốt và lãnh đạo của Đoàn Thanh niên xã,…

          Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/ĐU, ngày 9/11/2008 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế của địa phương, Chương trình hành động của Đảng ủy xã xác định quan điểm chỉ đạo:

          - Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là phải thường xuyên, xuyên suốt; là điều kiện tiên quyết, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, lâu dài.

          - Phải đặt lợi ích của người nông dân lên trên. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển.

          - Nghiên cứu tổ chức sản xuất cơ bản, đầu tư phát triển hạ tầng, thực hiện các chính sách về đất, tạo điều kiện phát triển. Hỗ trợ cho doanh nghiệp và chủ hộ có đất để sản xuất.

Mục tiêu của Chương trình là thay đổi cơ bản tình trạng sản xuất tự cung tự cấp thuần túy sang có giao lưu kinh tế thị trường; phát huy tối đa vai trò của nông dân trong sản xuất. Tên cơ sở mục tiêu chung đó, Chương trình đề ra các chỉ tiêu phân đấu đến năm 2010 như sau:

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,85%

- Độ che phủ rừng đạt 70%.

- Lao động nông thôn đạt 60%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 35% theo chuẩn mới.

- Hộ gia đình văn hóa đạt 65%

- Xóa nhà tạm đạt 100%.

- Hộ gia đình có điện, nước sinh hoạt đạt 100%.

Cũng trong thời gian này, Đảng ủy ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/ĐU, ngày 10 tháng 11 năm 2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Nghị quyết sô 23-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Đối với một xã miền núi khó khăn, nguồn nhân lực ít, trình độ thấp, việc ban hành Chương trình hành động này thể hiện quyết tâm chính trị, trách nhiệm của Đảng bộ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng cấp trên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo tồn kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian của địa phương.

Chương trình đánh giá qua hai năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Huyện ủy Đông Giang về ban hành “Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”, đội ngũ cán bộ công chức xã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ, có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học & kỹ thuật vào sản xuất- đời sống, góp phần tạo ra nhiều con vật nuôi, cây trồng, nhiều sản phẩm hàng hóa. Đội ngũ trí thức trong y tế, giáo dục ngày càng đông đảo. Nhiều thể loại văn học dân gian, nghệ thuật dân gian luôn được bảo tồn, phát triển qua nhiều hình thức, nổi bật là hình thức sân khấu.

Từ thực tế đó, Chương trình hành động xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài là: Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho đội ngũ cán bộ toàn xã, tập trung lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý nhà nước và nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa, nghệ thuật dân gian C’tu; đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc.

Chương trình xác định nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản, đột phá, tập trung: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đào tạo cán bộ, hoạt động sưu tầm, sáng tạo văn học nghệ thuật dân gian C’tu. Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ, sử dụng, bố trí cán bộ. Ban hành cơ chế quản lý hoạt động văn hóa. Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng ủy, chi bộ và chính quyền về xây dựng trí thức và văn học, nghệ thuật.

Ngày 12 tháng 11 năm 2008, Đảng ủy ban hành Kế hoạch số 02-KH/ĐU về quán triệt, triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X.

Vào năm 2009- là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X và chuẩn bị kế hoạch cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, Đảng ủy xã xác định tập trung mọi sự lãnh đạo để vận động, tuyên truyền nhân dân phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội X đề ra. Ban Thường vụ Đảng ủy xã ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2009 và ban hành quyết định kiện toàn Ban Tuyên giáo Đảng ủy, gồm: 04 đồng chí, do đồng chí Bhnướch Lâm- Phó Bí thư làm Trưởng ban, đồng chí BLing Thuất làm Thường trực[16] đội ngũ báo cáo viên- tuyên truyền viên, gồm 7 đồng chí là lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam và công an, tư pháp, phụ nữ xã[17]

Ngày 6 tháng 1 năm 2009, Hội đồng Nhân dân xã khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Nghị quyết nhiệm vụ năm 2009 đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy xã Jơ Ngây.

          Thực hiện công tác phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, ngày 3 tháng 9 năm 2009, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Jơ Ngây ban hành quyết định số 31-QĐ/ĐU về quy định phân cấp quản lý cán bộ do Đảng ủy quản lý.

           Thực hiện Kế hoạch số 35-KH/HU, ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang, ngày 20 tháng 4 năm 2009, Đảng ủy ban hành Kế hoạch 11-KH/ĐU về nghiên cứu, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 9, khóa X.

Tháng 6 năm 2009, nhân 10 năm thành lập xã, được sự quan tâm của huyện Đông Giang, khánh thành Trụ sở cơ quan Đảng bộ, HĐND, UBND, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đúng vào ngày 16 tháng 8 năm 2009, Đảng ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN xã Jơ Ngây đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập xã (16/6/1999 - 16/8/2009). Đồng chí Nguyễn Bằng- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban ngành huyện Đông Giang; đại biểu các xã anh em; các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ và đông bảo nhân dân trong xã tham dự.

          Tháng 7 năm 2009, Ban Chỉ đạo 06 của Đảng ủy xã tiến hành tổ chức triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chuyên đề ‘Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân”. Việc học tập chuyên đề này trong thời điểm Đại hội các Chi bộ và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã Jơ Ngây lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 có nhiều ý nghĩa quan trọng, nâng cao được tinh thần cán bộ, đảng viên trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng giao. Và, quan trọng hơn, đó là tiêu chí cho công tác chuẩn bị nhân sự tham gia cấp ủy tới.

          Tháng 9 năm 2009, Nhà máy Thủy điện Sông Kôn 2, tại thôn Ngật, xã Jơ Ngây chính thức đi vào hoạt động, đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ,…nâng cao đời sống nhân dân. Một số con em C’tu tại thôn Sông Voi đã vào làm công nhân và phục vụ trong nhà máy. Đồng bào tại thôn Ngật, Kèng phát triển thêm dịch vụ ăn uống và nuôi cá nước ngọt tại lòng hồ. Nhà máy cũng đã làm Nhà tình nghĩa và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công cách mạng hàng năm vào dịp ngày 27 tháng 7 và Tết Nguyên đán.

3. Đại hội Đảng bộ xã Jơ Ngây lần thứ XI tháng 3 năm 2010, tổng kết 10 năm thành lập xã.

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 58-CT/TU, ngày 18 tháng 9 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và chỉ đạo của Huyện ủy, Đại hội Đảng bộ xã Jơ Ngây lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 03 năm 2010 tại thôn Cloò, xã Jơ Ngây.

Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ xã là đại hội thí điểm chủ trương bầu trực tiếp Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư. Về dự và chỉ đạo Đai hội, có đồng chí Nguyễn Bằng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng viên Đảng bộ xã Jơ Ngây khoá IX trong điều kiện điểm xuất phát về kinh tế - xã hội còn thấp, thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh thường xảy ra, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn phức tạp. Nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã nhà, đã khắc phục những khó khăn, vượt qua khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, với những kết quả quan trọng, như:

Về Kinh tế

          Kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt khá, một số lĩnh vực có phát triển nhanh, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, năng lực sản xuất được nâng lên một bước, kết cấu hạ tầng được tăng cường.

          - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 4,5% so với Nghị quyết đề ra. Thực hiện chuyển dịch giống cây trồng, con vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, bước đầu có kết quả, sản lượng lương thực có hạt đạt 1.222,8 tấn tăng 567,8 tấn so với năm 2005. Hình thành theo hướng sản xuất hàng hoá, trao đổi mua bán trên thị trường. quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn ổn định và có tăng hằng năm, mặc dù dịch bệnh xảy ra[18]. Công tác nuôi cá nước ngọt được phát triển mạnh ở các hộ gia đình, nuôi chủ yếu là phục vụ gia đình.

           - Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, đã xây dựng cầu ngầm thôn Aram I, tuyến đường Aram I - La Đàng. Vốn chương trình mục tiêu Chính phủ đầu tư xây dựng cơ bản, như: nước sinh hoạt, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và trụ sở cơ quan... Bê tông hoá nông thôn được 8/10 thôn làm đường bê tông nông thôn, đạt 80%. Các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt tiếp tục được quan tâm đầu tư sửa chữa và làm mới, hiện có 87% công trình sử dụng có hiệu quả. Nhìn chung, công tác xây dựng kịp tiến độ, có chất lượng, tạo cơ sở vật chất,  từng bước phát huy hiệu quả trong sản xuất và đời sống nhân dân.

          - Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được tăng cường và kiểm tra, kê khai đúng theo định kỳ. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn xã lên 70%. Công tác giao đất lâm nghiệp cho nhân dân quản lý còn chậm chưa thực hiện.

          - Công tác quản lý thu chi ngân sách có chuyển biến tích cực, đáp ứng kịp thời sự điều hành kinh tế - xã hội của xã. Mức thu hằng năm đảm bảo theo huyện giao. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn qua từng năm đều đạt, đảm bảo đúng theo luật định.

          Về văn hoá - xã hội:

          - Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Đời sống người dân được cải thiện, các hoạt động giáo dục, y tế có bước tiến bộ. Cơ sở vật chất, quy mô trường lớp được tăng cường. Học sinh đến trường hàng năm đạt 95%. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn. Cơ sở vật chất trong lĩnh vực y tế được đầu tư nâng cấp. Đội ngũ y, bác sỹ ngày được tăng cường về số lượng và chất lượng, có cán bộ y tế thôn bản, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, không để dịch bệnh hoặc sốt rét xảy ra. Công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều cố gắng, hiện số hộ trên địa bàn xã có 448 hộ 2067 nhân khẩu. Các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho bà mẹ và trẻ em được triển khai tận thôn, tận hộ gia đình, đưa tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đến nay giảm còn 38,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2009 giảm 1,07%.

          - Phong trào xây dựng thôn văn hoá, gia đình văn hoá được toàn thể nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đến nay, 10/10 thôn đăng ký xây dựng thôn văn hoá, 10/10 thôn đã có quy ước đạt chuẩn các cấp, huyện 4 thôn, tỉnh 1 thôn và vượt 30% so với chỉ tiêu kế hoạch. Có 215/448 hộ gia đình văn hoá, thôn văn hoá đã xây dựng, đạt 47,99% chỉ tiêu. Có 10/10 thôn đã xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, gươl, đạt 100%. Phong trào thể dục thể thao, truyền thanh - truyền hình có hướng cố gắng phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

- Công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tập trung triển khai, theo dõi thực hiện, chỉ đạo phân công các ban ngành đoàn thể giúp đỡ và kết nghĩa các thôn, bên cạnh đó có đầu tư các hỗ trợ và tạo mọi nhu cầu điều kiện cho vay vốn và hướng dẫn biện pháp làm ăn, giúp đỡ các hộ nghèo vượt khó vươn lên. Kết quả 5 năm qua, giảm trắng hộ quá nghèo, giảm 60 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đến nay còn 45,53%,  gồm 204/448 hộ[19].  Qua 5 năm, giảm được 60 hộ, bình quân mỗi năm giảm 12 hộ, chiếm 2,67% theo số liệu hộ mới. Thu nhập bình quan đầu người, năm 2010 đạt 4.096.000đ/người/năm, tăng 2.285.000 đồng/người/năm so với năm 2005. Chỉ đạo kịp thời tổng hợp giải quyết các chế độ chính sách cho các đối tượng đúng theo quy định nhà nước đề ra. Xây dựng  được 282 nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Về quốc phòng- an ninh:

           - Công tác an ninh quốc phòng được giữ vững, tình hình ANCT- TTATXH được ổn định. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, quản lý hộ khẩu, công tác tạm trú tạm vắng, quản lý vũ khí, chỉ đạo nắm bắt tình hình trên địa bàn xã được tăng cường, xử lý nghiêm khắc, cương quyết chống lại các đối tượng vi phạm làm trong sạch địa bàn.

          - Công tác huấn luyện diễn tập theo cơ chế 02/BCT hoàn thành tốt. Công tác huấn luyện, tiễn quân công dân nhập ngũ hàng năm đảm bảo đạt đúng chỉ tiêu về số lượng, chất lượng luôn đạt 100%. Thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức và chấp hành tốt.

          Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống Chính trị:

          Xây dựng Đảng

- Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, có chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng, nhất là đào tạo cán bộ và phát triển đảng viên.

          - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được thường xuyên quán triệt, tâm trạng xã hội ổn định, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có chuyển biến, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được củng cố và giữ vững. Hoàn thành việc xây dựng chương trình hành động, học tập quán triệt các nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện kịp thời đến tận nhân dân. Tổ chức triển khai học tập theo Chỉ thị 06 về “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua mỗi đợt học tập, cán bộ. đảng viên đã thực hiện tốt và mở rộng, phát triển các đợt học tập sâu rộng trong nhân dân.

- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên được nâng lên. Việc phê bình và tự phê bình được triển khai nghiêm túc và theo quy định. Tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng được củng cố và giữ vững. Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 06 (lần 2) tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả, kịp thời uốn nắn những khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Số đông cán bộ, đảng viên có nhận thức chính trị đúng đắn, có quan điểm lập trường vững vàng.

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú trọng và tăng cường, Công tác phát triển đảng viên có chuyển biến tích cực, đã phát triển 22 đồng chí đảng viên, tỷ lệ đảng viên nữ, đảng viên trong trường học, y tế, dân quân, đoàn viên, quần chúng ưu tú được nâng lên. Chia tách 2 chi bộ ghép, nâng số chi bộ lên 11 chi bộ trực thuộc Đảng bộ.

- Công tác tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng đảng viên có nhiều cố gắng từng bước nâng cao chất lượng. Số chi bộ trong sạch vững mạnh được công nhận hàng năm có tăng lên về chất lượng, không chạy theo số lượng. Đến cuối nhiệm kỳ số chi bộ trong sạch vững mạnh tăng 30 %. Hoàn thành công tác quy hoạch A2, A3; công tác quy hoạch đào tạo và bố trí cán bộ phù hợp với năng lực hoạt động; kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ xã đến thôn, bầu bổ sung 2 cấp uỷ, bầu thay 1 cấp uỷ do nghỉ theo chế độ, bổ nhiệm bầu mới bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cơ cấu mới phó công an và phó xã đội. Qua bố trí, sử dụng cán bộ, đa số đồng chí phát huy tốt chức năng nhiệm vụ, có triển vọng phát triển tốt hơn.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ được quan tâm đúng mức. Cả nhiệm kỳ đã cử 4 đồng chí đào tạo đại học, 4 đồng chí trung cấp hành chính, 15 đồng chí trung cấp chính trị, 8 đồng chí trung cấp tin học, 8 đồng chí sơ cấp chính trị, 5 đồng chí học bổ túc. Sau đào tạo, các đồng chí đã phát huy tốt năng lực.

- Công tác kiểm tra Đảng thường xuyên tăng cường, đã góp phần ngăn ngừa và hạn chế Chi bộ Đảng và đảng viên vi phạm. Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã xây dựng và triển khai hoàn thành chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm; thực hiện tốt công tác kiểm tra theo điều 30 Điều lệ Đảng và các kế hoạch kiểm tra của Trung ương, tỉnh, huyện. Cả nhiệm kỳ, tiến hành kiểm tra 11 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Mặt trận đoàn thể. UBKT Đảng uỷ đã tiến hành kiểm tra 2 Chi bộ Đảng, phát hiện có 2 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, lập hồ sơ báo cáo Ban Thường Vụ Đảng uỷ, UBKT Huyện uỷ đề nghị xử lý kỷ luật 2 trường hợp đảng viên nêu trên bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm quy định 94. Qua xử lý kỷ luật không có trường hợp khiếu nại, tố cáo do UBKT Đảng uỷ làm đúng thủ tục theo quy định.

Xây dựng chính quyền:

- HĐND và UBND cùng Ban Nhân dân các thôn tiếp tục từng bước củng cố, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Kiện toàn tổ chức theo đúng quy định, thực hiện tốt công tác tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm, đảm bảo đúng theo quy chế dân chủ. UBND xã phối hợp tham gia các dự án, nhà đầu tư xây dựng để giải quyết các vấn đề bức xúc giải toả, đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án.

- HĐND xã tăng cường công tác giám sát theo luật định, chất lượng các kỳ họp được nâng lên, các đại biểu HĐND thể hiện được trách nhiệm của mình qua các đợt tiếp xúc cử tri, góp phần giải quyết các vướng mắc của cử trì, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cây trồng con, vật nuôi,… hướng đến xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt.    

Hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể:

- Mặt trận và các đoàn thể được củng cố kiện toàn từ xã đến thôn, phương thức hoạt động có tiến bộ, nội dung hoạt động được đổi mới, hướng các nhiệm vụ trọng tâm về cơ sở thôn để tổ chức các phong trào; công tác vận động quần chúng có thực chất hơn bước đầu sát thôn và gần dân. Nhiều ngành làm tốt công tác dân vận, thực hiện kết nghĩa với thôn giúp đỡ hộ nghèo.

- Phong trào xây dựng thôn, bản văn hoá gắn với xây dựng Gươl, phong trào giao thông nông thôn, phong trào xoá đói giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà đại đoàn kết, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào vì người nghèo, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ... đã góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đại đoàn kết toàn dân.

          - Công tác phối hợp giữa Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục được tăng cường. Công tác vận động quần chúng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được nâng lên.

          Từ những kết quả quan trọng trên, Đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, cần khắc phục, đó là:

- Trong thời gian qua, kinh tế tuy có phát triển, nhưng mức độ bền vững vẫn còn thấp. Thế mạnh chăn nuôi chưa được nhân rộng và tiềm năng chưa được phát huy hết. Việc áp dụng KHKT tiến bộ của người dân vào sản xuất còn thấp và thậm chí có nơi không sử dụng và không chịu thay đổi  cách làm. Các tiềm năng còn nhiều, chưa được khai phá hết, như: đất lâm nghiệp, chăn nuôi, cây trồng......dẫn tới đời sống nhân dân không cao.

- Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và thấp, nhiều công trình dự án nhiều năm đã xuống cấp trầm trọng, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế, chưa cụ thể và cụ thể rõ ràng.

- Trình độ dân trí không đồng đều, tình trạng tái nghèo vẫn còn cao, chất lượng cuộc sống của người dân thấp, chậm tiến bộ, cải tiến, học sinh bỏ học nhiều, chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế, cơ sở trường lớp còn thiếu nhiều.

- Công tác an ninh trật tự, quản lý địa bàn, quản lý các đối tượng chưa chặt chẽ, tình hình tội phạm, trộm cắp gây rối trật tự, tai nạn giao thông vẫn còn xảy ra, công tác giáo dục quốc phòng, công tác diễn tập huấn luyện còn nhiều hạn chế chưa đạt.

- Công tác tham mưu của cán bộ chuyên trách Đảng chưa kịp thời, chất lượng chưa cao, chưa đi sâu chuyên môn. Tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên có những hạn chế về trình độ nhận thức và cách tổ chức thực hiện chưa xác định về chức năng, nhiệm vụ, chưa thể hiện được trách nhiệm công tác của mình tại thôn, bản và ngành lĩnh vực mình phụ trách. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng còn nhiều hạn chế.

- Công tác quy hoạch cán bộ chưa đồng bộ về số lượng cơ cấu, độ tuổi, trình độ và tính khả thi. Trình độ của nhiều cán bộ xã chưa đạt đủ 3 tiêu chuẩn, dẫn đến khó khăn trong việc luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ. Công tác điều động cán bộ còn chung chung, nặng tình cảm. Năng lực lãnh đạo và quản lý số ban ngành chưa đáp ứng được yêu cầu mới, số chi bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, không sâu sát thôn, bản; còn biểu hiện né tránh. Tinh thần tự phê và phê bình chưa cao.

- Công tác quản lý điều hành của UBND xã còn thụ động. Công tác tham mưu một số ngành còn hạn chế, đội ngũ cán bộ xã, thôn nhiều bất cập. Công  tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý trách nhiệm nhân hộ khẩu, đất đai hành lang đường bộ còn yếu. Các kỳ họp HĐND xã chưa được phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới; công tác kiểm tra giám sát và tiếp xúc cử tri hiệu quả còn thấp.

- Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước chưa thường xuyên, cách làm, hoạt động chưa thật sự lôi cuốn, hấp dẫn; chưa khơi dậy tinh thần trách nhiệm của dân đối với sự nghiệp xây dựng Đảng và bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự kết hợp của Mặt trận đoàn thể chưa chặt chẽ và đủ sức mạnh tổng hợp.

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đại hội quyết nghị: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ Đảng, tranh thủ mọi cơ hội để khai thác và sử dụng tiềm năng của xã; tập trung phát triển ngành nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuẩn hóa, giữ gìn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục - đào tạo, đảm bảo chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ xã thôn đảm bảo theo yêu cầu đổi mới.

Đại hội xác định mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản là: Phát triển cơ cấu nông nghiệp- dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Tập trung nâng cao đời sống tinh thần người dân, bảo tồn và phát triển văn hoá C’tu. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng đội ngủ cán bộ đồng bộ và hiệu quả, đảm bảo chất lượng, số lượng cơ cấu hợp lý có tính kế thừa phát triển. Giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội - quốc phòng, công tác quản lý bảo vệ rừng tốt. Ngăn chặn việc lợi dụng các vấn đề tôn giáo …một cách triệt để để ổn định xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn.

Các chỉ tiêu chính:

- Giá trị n«ng- l©m, thuû s¶n t¨ng b×nh qu©n hằng  n¨m 5,15%.

- Xo¸ nhà tạm bợ tranh tre vách nứa cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. 97%

- Tổng mức hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tăng bình quân hằng năm 10%

- Tất cả các thôn có đường ô tô đi đến và 100% thôn có đường bê tông nông thôn.

- Thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng­êi đến 2015 đạt từ 6,5 đến 8 triÖu đồng/ ng­êi/n¨m.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 13,05 %o

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưởng (< 05 tuổi) còn 30,0%, cán bộ Y tế đạt chuẩn.

- Giảm tû lÖ hé nghÌo bình quân mỗi năm giảm 3 %.

-  80% sè hé xem truyền hình, 100% hộ sử dụng điện.

- Huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp đạt 95 %.

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS và đạt chuẩn tiểu học.

- 100% Th«n ®¹t danh hiÖu th«n v¨n ho¸, x©y dùng c¬ quan văn minh và 80% hé gia ®×nh đạt chuẩn gia đình v¨n ho¸.

- Nâng cao độ che phñ cña rõng đến 2015: 70 %.

- 100% thôn có sử dụng nước sinh hoạt và nước tự chảy.

- Công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu hằng năm 100%  đạt về chất lượng bảo đảm về số lượng. Giữ vững ổn định ANCT-TTAT xã hội.

- Phát triển Đảng từ 30-35 đồng chí, xoá thôn chưa có Chi bộ và phát triển các thôn ít đảng viên, tiến tới các thôn, đơn vị sự nghiệp thành lập Chi bộ độc lập.

- Hằng năm, có từ 7-8 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém .

Để thực hiện các chỉ tiêu định hướng trên, Đại hội quyết nghị các nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm như sau:

Về kinh tế:

- Thực hiện cơ cấu kinh tế: nông nghiệp – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Trong nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, phát triển cây trồng và con vật nuôi trên địa bàn xã, theo đề án của Huyện, gắn sản xuất nông-lâm nghiệp với sản xuất chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo thế ổn định trong sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây lúa với keo lai ...đậu các loại. Triển khai quản lý tốt bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng già đầu nguồn, ngăn chặn có hiêụ quả tình hình khai thác lâm sản trái phép.

- Việc bố trí cây trồng phải dựa trên từng loại trên đất canh tác, cần chú ý đầu tư loại giống gì có thể tạo thế phát triển mạnh tạo ra vùng chuyên canh có nguyên liệu lớn, như; đối với loại cây dài ngày cần đầu tư cây mây, cây luồng, ba kích, cây sao đen (keo), cao su ... .Hàng năm, phấn đấu trồng 15 ha vùng nguyên liệu, bên cạnh đó cần giữ và phát triển cây quế nội, chất lượng rất cao. Cây keo lai là loại cây tương đối ngắn, khoảng 5->7 năm khai thác, mang lại thu nhập cho người dân. Do đó cần tranh thủ vốn Chương trình 661/CP, vốn trồng rừng theo quyết định 100 của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, cần khai thác và tiềm kiếm các giống cây trồng như; trám, tre điền trúc, dẻ, ...

- Cây lương thực: lúa nước, lúa cạn, bắp, sắn để đảm bảo lương thực tại chỗ, cần áp dụng các giống mới và phải phù hợp từng vùng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Có biện pháp thâm canh phát triển, xem việc thâm canh là công tác trọng yếu cần phải chủ động và tích cực chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây có giá trị cao hơn để phát triển nâng cao thu nhập. như; trồng cỏ nuôi bò, trồng chuối, keo lai ...Cây ăn quả: chuối, bòon boon, mít.

- Trong chăn nuôi, chủ yếu phát triển đàn bò sinh sản, bò thịt, heo cỏ, heo rừng, cá nước ngọt, gà vườn, gà trang trại (gà lôi). Đẩy mạnh công tác trồng cỏ, chú ý chọn con giống phù hợp thích nghi, tạo thế cho nhân dân từng bước phát triển ổn định và bền vững.

- Hình thành các dịch vụ ăn uống, sửa chữa, cung cấp vật tư nông nhiệp, thương mại vừa và nhỏ. Tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ, đảm bảo hoạt động tại địa phương, các cửa hàng, quán ăn uống, dịch vụ sửa chữa các loại, hình thành dịch vụ cung cấp vật tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

- Đẩy mạnh phát triển tổ hợp tác tại địa phương về phát triển sản xuất tăm tre, đũa, dăm bột giấy và các xưởng mộc dân dụng phát triển phục vụ nhu cầu địa phương. Phát triển tiểu thủ công nghiệp: Kinh tế tổ hợp tác, xưởng mộc dân dụng, nghề đan mây. Từng bước khôi phục phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, đan mây và các dụng cụ văn hoá truyền thống tốt đẹp.

Về văn hoá xã hội:

- Đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên lao động tại địa phương, từng bước nâng cao thu nhập người dân, tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, thường xuyên kiểm tra dịch bệnh.

- Nâng cao chất lượng dạy và học, huy động học sinh đúng độ tuổi đến trường 95% phấn đấu không có học sinh bỏ học nửa chừng, duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn. Thực hiện tốt công tác vận động học sinh đúng độ tuổi đến trường.

- Đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể dục, thể thao. Khôi phục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Cơtu: kiến trúc Gươl, các lễ hội văn hoá truyền thống. Khai thác và mở rộng phát triển các môn thể thao trong cộng đồng thôn và các đợt hội thao của xã và thôn nhằm thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao mạnh hơn. Tiếp tục triển khai vận động chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; xây dựng thôn văn hoá, gia đình văn hoá xanh, sạch, lành mạnh tại địa bàn dân cư.

- Nâng cao chất lượng khám chửa bệnh tại Trạm Y tế, thực hiện chính sách y tế, bảo hiểm xã hội, nhất là công tác bảo hiểm y tế cho người nghèo. Chú trọng ngăn ngừa dịch bệnh, đưa các dịch vụ dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc trẻ em sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác trực bảo vệ, khám chữa bệnh cho nhân dân đảm bảo tốt. Vận động nhân dân đúc kết, truyền bá các tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

- Cần quan tâm công tác chính sách, tập trung có kế hoạch hoàn thành hỗ trợ làm nhà chính sách đúng đối tượng, công tác xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân.

Xây dựng kết cấu hạ tầng:

- Dựa trên quy hoach của huyện, chương trình mục tiêu Chính phủ, của tỉnh, phát triển giao thông nông thôn là chính yếu. Phấn đấu đến 2015, 100% thôn có đường bê tông hoá nông thôn. Tuyến đường mới từ Za Hung sang Jơ Ngây, nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Brùa -  La Đàng bê tông hoá nông thôn, mở tuyến từ cầu Sông Voi sang thôn Phú Mưa.

- Tiếp tục thúc đẩy đầu tư xây dựng phát triển trung tâm tại Sông Voi. Nhà văn hoá và bưu điện văn hoá xã, phát triển điện thoại cuối nhiệm kỳ có 2,5 máy/100 dân.

Về an ninh quốc phòng:

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng của lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên. Thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, chủ động xây dựng phương án trực sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện tốt công tác quân sự địa phương, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tăng cường cao các biện pháp chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, tiếp dân, giải quyết kịp thời các công việc và xử lý kịp thời các loại tội phạm xảy ra. Từng bước xây dựng và củng cố lực lượng chính trị và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh trên từng địa bàn xã.

- Thường xuyên đấu tranh chống tiêu cực, quan lêu, tham nhũng. Chú trọng công tác quản lý và điều hành, thực hiện chủ trương của Huyện uỷ về xây dựng xã, thị trấn vững mạnh toàn diện về an ninh quốc phòng, ngặn chặn tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

- Hàng năm, thực hiện tốt công tác tuyển quân, đạt 100%, đảm bảo chất lượng. Thực hiện tốt công tác chính sách hậu phương quân đội. Xây dựng lực lượng vũ trang, công an nhân dân vững mạnh về tư tưởng chính trị, từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và tổ chức triển khai chỉ huy đảm bảo sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống để giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn trên địa bàn ổn định.

Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị:

-  Đảng bộ, Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện. Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị hướng vào phục vụ nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập trung trên cơ sở mở rộng và phát huy dân chủ.

Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng; học tập và làm theo  tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Luôn gắn bó với nhân dân, có năng lực triển khai thực hiện nghị quyết.

- Tăng cường công tác kiểm tra Đảng từ Đảng bộ đến Chi bộ và UBKT. Kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định đảng viên không được làm. Phát huy tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong công tác, trong sinh hoạt, trong phát triển kinh tế, trong học tập và nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ .

- Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân: Đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác Mặt trận- đoàn thể, thực hiện tốt vai trò xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Nội dung tuyên truyền vận động các phong trào, cuộc vận động phải nâng cao chất lượng hơn, phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi, ngành nghề và phải có chương trình hành động cụ thể. Tập trung vào các vấn đề bức xúc của người dân, như: xoá đói giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế, thực hiện quy chế dân chủ, đoàn kết xây dựng văn hoá ở khu dân cư, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng. Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước và nhân dân, để các chủ trương, chính sách, pháp luật được đưa vào đời sống người dân gần hơn, cụ thể hơn để người dân tham gia vào công tác xã hội hiệu quả hơn.

- Đảng viên phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, nhất là ở thôn, nơi cư trú. Phấn đấu trở thành người lao động giỏi, người công dân mẫu mực; tập trung quan tâm phát triển đảng viên vào những người lao động giỏi, công tác tốt, có đạo đức, có lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng, trong cộng đồng.

- Đảng bộ, Chi bộ chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, bổ sung kế tiếp nhau, thông qua rèn luyện, hoạt động thực tiễn. Dựa vào nhân dân, phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và kiểm tra cán bộ. Chú trọng tìm hiểu, lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên, đội ngũ kế cận,…thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tích cực trẻ hoá và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chế độ bắt buộc ẩn định về thời gian đạt chuẩn đối với từng cán bộ trong nhiệm kỳ. Nâng cao mặt bằng dân trí, tích cực tạo nguồn cho các lớp học trung cấp, cao cấp, đại học.

- Xã hướng mạnh tới thôn. Tăng cường đi sát, làm việc trực tiếp với thôn, với nhân dân, cùng với nhân dân để giải quyết các vướng mắc tại thôn. Tiếp tục thực hiện lãnh đạo, tổ chức thực tiễn, công tác vận động quần chúng theo phương châm: bám thôn- sát hộ- hiểu dân.

- Mặt trận và các đoàn thể thúc đẩy việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phản ánh ý kiến quần chúng về xây dựng Đảng, chính quyền, phát hiện và tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ, tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bày tỏ thái độ đối với những khiếu kiện của nhân dân để giải quyết

 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của HĐND, UBND xã đến Ban Nhân dân thôn:

          - Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, nghị quyết đề ra trong từng tổ chức chính trị, cán bộ thực hiện chức trách nhiệm vụ khi phân công nhiệm vụ. Đi sát tận thôn làm việc trực tiếp với dân, hạn chế chỉ đạo bằng văn bản, triệu tập thôn về xã.

          - Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu phải gương mẫu, hoàn thành tốt mọi công việc giao. Bên cạnh đó phải tìm hiểu, lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của quần chúng, đảng viên thông qua quy chế dân chủ.

- Nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; mở rộng quy chế dân chủ ở thôn, cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác giám sát và hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, thực hiện tốt quyền giám sát đối với hoạt động của UBND và công việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn về sử dụng đất đai, quỹ công, tài sản công, quỹ dân đóng góp. Các đại biểu HĐND xã được phân công tham gia các hoạt động phải thường xuyên gắn bó với nhân dân, như: Ban Thanh tra nhân dân, tổ hoà giải và các tổ chức khác trong thôn.

- HĐND phải thực hiện tốt công tác giám sát đối với hoạt động của UBND và những công việc liên quan, các đại biểu HĐND phải tham gia các hoạt động thường xuyên và gắn bó với nhân dân.

- Nâng cao hiệu lực điều hành UBND về nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Các khiếu kiện của dân phải đề cao trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, không để dây dưa kéo dài.

UBND cần nâng cao hiệu lực điều hành về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Những việc được phân công Chủ tịch UBND đưa ra HĐND bàn, quyết định chủ trương sau đó tổ chức thực hiện. Công việc của Thôn, UBND xã hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát việc tuân thủ pháp luật; các khiếu kiện của nhân dân phải đề cao trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, không để kéo dài, trái pháp luật. Kiện toàn bộ máy giúp việc, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc tiếp dân và làm việc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cáo nhận thức và vận động quần chúng:

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trên cơ sở đổi mới phong cách, lề lối làm việc theo hướng thật sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sát quần chúng, làm việc theo quy chế, có chương trình, kế hoạch…nói đi đôi với làm chú trọng phù hợp và có hiệu quả.

          - Nội dung tuyên truyền tập trung hướng vào kinh tế, phát triển bộ mặt xã hội xây dựng nông thôn mới, cuộc sông mới, chú trong phong trào xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa, cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, khôi phục bản sắc xây dựng đời sống văn hoá mới, phong trào bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách…..đề ra phương châm, phương pháp cách làm tốt hơn.

          - Tập trung đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng không chỉ cán bộ mà đến từng người dân.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã lần thứ XI (2010 - 2015) gồm 11 đồng chí;  Ban Thường vụ 03 đồng chí. Đại hội bầu đồng chí Jơ Đêl Bốc làm Bí thư, đồng chí Bhnướch Lâm làm Phó Bí thư[20]. Trong phiên họp ngày 19 tháng 3 năm 2010, Ban Chấp hành đã bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 03 đồng chí, đồng chí Bhnướch Lâm - Phó Bí thư Đảng ủy được bầu kiêm nhiệm Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy.

Sau khi đồng chí Jơ Đêl Bốc - Bí thư Đảng ủy chuyển công tác, ngày 11 tháng 6 năm 2010, Ban Chấp hành họp bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư. Đồng chí Bhnướch Lâm - Phó Bí thư Đảng ủy được bầu làm Bí thư Đảng ủy, các đồng chí Zơ Râm Lang và Huỳnh Ngọc Thanh được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Ngày 30 tháng 7 năm 2010, Hội đồng Nhân dân xã đã bầu đồng chí ZơRâm Thị Nép - Phó Chủ tịch HĐND xã làm Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Jơ Ngây lần thứ XI (2010 - 2015), UBND xã tổ chức Hội nghị đánh giá nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ sau Đại hội và xác định nhiệm vụ cho năm 2011. Năm 2010 là năm thời tiết thuận lợi, các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt. Diện tích gieo trồng là 325/356,2ha, đạt 91,21%; tổng đàn gia súc gia cầm là 4.4.13/5.766 con, đạt 77% KH. Năm học 2010 - 2011, Trường Tiểu học Jơ Ngây có 14 lớp, với 225 em, không có tình trạng học sinh trong độ tuổi nghỉ học. Các chỉ tiêu y tế - dân số và gia đình đều đảm bảo. Tổ chức hoạt động ngày Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu thành công tốt đẹp. Công tác xã hội và chính sách người có công có nhiều tiến bộ vượt bậc, trong đó Công ty Thủy điện Sông Kôn tặng 10 xuất quà cho hộ thương binh. Đón tiếp và cấp phát 400 xuất quà của Hội từ thiện thành phố Đà Nẵng. Tổ chức giải bóng đá mừng Đảng, đón xuân Canh Dần 2010. Công tác công an, quân sự được tăng cường, nhất là bảo vệ Đại hội Đảng bộ xã, giao quân 2010 đạt chỉ tiêu,…

Năm 2010, dự án công trình tuyến đường liên xã Zà Hung – Jơ Ngây được triển khai đã giúp đồng bào Cơtu ở thôn La Đàng được hưởng lợi. Nếu như trước đây cuộc sống của đồng bào theo tập tục du canh du cư thì bây giờ trở nên khác hoàn toàn; đường mới được san ủi bằng phẳng, những mái nhà được xây dựng theo lối hiện đại đem lại cuộc sống mới cho đồng bào.

 Bước sang năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, Đảng ủy lãnh đạo HĐND, UBND và UBMTTQVN xã tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng, nhất là các chỉ tiêu và nhiệm vụ chuẩn bị cho xây dựng nông thôn mới và củng cố, xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TU, ngày 5 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh ủy Quảng Nam.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đảng bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Công tác quy hoạch, đề bạc, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ đúng quy trình. Đào tạo lý luận chính trị 9 đồng chí, đại học chuyên môn 4 đồng chí và trung cấp 5 đồng chí. Đến 30 tháng 6 năm 2010, toàn xã có 40 cán bộ, trong đó cán bộ người dân tộc 36 đồng chí, chiếm 90%. Cán bộ lãnh đạo đạt 3 chuẩn 01 đồng chí, đạt 2 chuẩn 033 đồng chí.

Ngay trong tháng 3 năm 2011, Đảng ủy đã triển khai ngay việc chỉ đạo UBND xã thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, triển khai Kế hoạch với các chỉ tiêu cụ thể cho từng thôn.[21] Bước đầu, các mô hình kinh tế phát triển, mang lại hiệu quả cao, như mô hình kinh tế VARC của gia đình chị Ra Phát Thị Gấm ở thôn Brùa với thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/năm

Ngày 03 tháng 11 năm 2011, Đảng ủy xã Jơ Ngây đã ban hành Chương trình hành động số 03-CTr/ĐU về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU của Huyện ủy Đông Giang về phát triển kinh tế - xã hội xã Jơ Ngây đến năm 2015.

Ngày 15 tháng 12 năm 2011, Đảng ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/ĐU về nhiệm vụ năm 2012 với các mục tiêu: tiếp tục xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống chính trị gắn với tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng bộ và nhân dân.

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, HĐND xã khóa X, kỳ họp thứ 2 đã ra Nghị quyết số 01/NQ-HĐND thống nhất thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới xã Jơ Ngây giai đoạn 2011 - 2020. Sau đó, UBND huyện Đông Giang ban hành quyết định số 375/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 4 năm 2012 về phê duyệt Đề án nông thôn mới của xã Jơ Ngây. Đây là bước đột phá trong quá trình xây dựng và phát triển của xã trong thời gian đến.

Thực hiện Nghị quyết 1018/NQ-UBTVQH12, ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công bố ngày bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, Chỉ thị số 04/CT-UBND, ngày 28 tháng 01 năm 2011 và Kế hoạch số 09/KH-UBBC, ngày 21 tháng 2 năm 2011 của UBBC Hội đồng Nhân dân huyện Đông Giang, Ủy ban Nhân dân xã Jơ Ngây quyết định thành lập 6 Tổ bầu cử số theo luật định.

Trên tinh thần và chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện và Ủy ban bầu cử huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo tổ chức bầu cử trên địa bàn huyện thành công tốt đẹp. Kết quả 25 đại biểu đã trúng cử vào HĐND xã khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016[22].

Hội đồng Nhân dân xã đã bầu đồng chí Bhnướch Lâm - Bí thư Đảng ủy làm Chủ tịch và đồng chí Pơloong Niêm, đảng ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã khóa IX, nhiệm kỳ 2004 - 2011 làm Phó Chủ tịch  HĐND xã khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đồng chí Huỳnh Ngọc Thanh- Phó Bí thư Đảng ủy được bầu làm Chủ tịch UBND xã khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Thực hiện Kế hoạch số 28-KH/HU, ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang về tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 3, khóa XI; Đảng ủy xã Jơ Ngây đã ban hành Kế hoạch số 10-KH/ĐU, ngày 01 tháng 02 năm 2012 với các nội dung đều khắp các Chi bộ và nhân dân toàn xã.

Năm 2012 đến năm 2013, trên tinh thần triển khai các Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Giang, Đảng ủy chú trọng lãnh đạo triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã, trong đó, thành lập Ban Chỉ đạo gồm 12 đồng chí, do đồng chí Zơ Râm Thị Nép- Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và cúm A (H5N1) ở người gồm 12 thành viên.

Đặc biệt, thời gian này, đầu tư công trình thủy lợi suối Đà Da, thôn Aram II phục vụ sản xuất.

Ngày 24 tháng 6 năm 2012, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Giang tổ chức khánh thành cây cầu bê tông cốt thép mang tên Khuyến học và Dân trí do Báo Dân Trí tài trợ trong niềm vui khôn tả của người dân cùng các em học sinh ở thôn Phú Mưa. Đồng chí Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo huyện Đông Giang về chung vui cùng đồng bào.

Đến cuối năm 2012, giá trị Nông - Lâm - Thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm, vượt kế hoạch đề ra và tăng dần qua các năm. Tổng diện tích gieo trồng tăng. Tổng sản lượng đạt 1.330 tấn. Nhiều mô hình kinh tế tiếp tục phát triển, điển hình như: mô hình thâm canh giữa keo và lúa, trồng chuối tập trung, trồng mây, chăn nuôi bò, chăn nuôi heo rừng tại địa phương, nuôi cá nước ngọt,…Tỷ lệ che phủ rừng đạt 75%. Triển khai làm nhà cho người nghèo đạt 260 nhà. 10/10 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà truyền thống (Gươl), 6/10 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa cấp huyện. 10/10 thôn được phủ song truyền hình, điện thoại di động, với 375 máy, 7/10 thôn có phát truyền thanh. 10/10 thôn có nước sinh hoạt.

Toàn xã có 01 Trường Trung học cơ sở, 01 Trường Tiểu học và 01 Trường mẫu giáo, mầm non. Có 01 Trạm Y tế với 4 cán bộ, trong đó có 01 Bác sĩ. 10/10 thôn có đường giao thông bê tông, xe ô tô đi đến nơi. Toàn xã sử dụng điện lưới Quốc gia, với hai Trạm biến thế, 100% số hộ sử dụng điện. Có 06 công trình thủy lợi phục vụ cho 40ha lúa nước. Đến nay, xã hoàn thành 2 chỉ tiêu (điện và giao thông) và theo kế hoạch đến năm 2015 đạt 10/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tháng 3 năm 2012, đồng chí Huỳnh Ngọc Thanh- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã chuyển công tác; bàn giao công tác điều hành UBND xã cho đồng chí ZơRâm Thị Nép.

Đầu tháng 1 năm 2013, Ban Chấp hành Đảng ủy xã tiến hành bầu bổ sung đồng chí ZơRâm Thị Nép - đảng ủy viên vào Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy; bầu bổ sung đồng chí A Lăng Thiên- chuyên viên Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Đông Giang luân chuyển về công tác tại xã.

Sau đó, ngày 31 tháng 01 năm 2013, Hội đồng Nhân dân xã đã bầu đồng chí ZơRâm Thị Nép - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã, giữ chức Chủ tịch UBND xã;  đồng chí A Lăng Thiên- đảng ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Đặc biệt, trong năm 2013, Đảng ủy lãnh đạo tổ chức cuộc góp ý rộng rãi trong toàn bộ nhân dân về lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Kế hoạch của HĐND tỉnh Quảng Nam và và tập trung thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016, theo đó, xã được hỗ trợ phát triển cây bòon boon, cây măng cụt.

Ngày 27 tháng 6 năm 2014, UBND huyện Đông Giang long trọng tổ chức Đại hội điểm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II- năm 2014, nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác dân tộc giai đoạn 2009 - 2013, phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2019. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang- Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam dự. Đại hội đánh giá phong trào lao động sản xuất của đồng bào Cơtu không ngừng phát triển. Tại xã Jơ Ngây, có nhiều tấm gương sản xuất giỏi, như ALăng Den (thôn Aram 1, xã Jơ Ngây),...

Dịp này, đồng bào Cơtu xã Jơ Ngây cùng toàn huyện Đông Giang gởi tâm thư “cật lực lên án Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại biển Đông. Chúng tôi nguyện chung sức, đồng lòng quyết tâm cùng toàn dân tộc Việt Nam bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[23].

Ngày 14 tháng 8 năm 2014, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Jơ Ngây tổ chức tọa đàm nhân Kỷ niệm 15 năm (16/8/1999 - 16/8/2014) tái lập xã. Đồng chí Nguyễn Bằng- Tỉnh ủy viên- Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Giang và các đồng chí lãnh đạo huyện nhà; đơn vị kết nghĩa xã là Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; lãnh đạo xã, các phòng, ban và thôn; lãnh đạo các xã trong huyện; các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã đến dự.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Bằng ghi nhận và biểu dương những thành tích của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Jơ Ngây đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu xã phát huy các lợi thế của địa phương tập trung phát triển kinh tế; đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến của dân; Bám sát việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của người Cơtu; xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành về chất lượng. Tăng cường củng cố nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Dịp này, UBND xã Jơ Ngây cũng đã trao tặng giấy khen cho 5 tập thể và 15 cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vào Trung thu năm này, xã phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Đà Nẵng thực hiện chương trình “Trung Thu Nhân Ái 2014” được tổ chức tại thôn Aram 2 vào ngày 6 tháng 9 năm 2014.

Ngày 25 tháng 12 năm 2014, Đảng ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ĐU vê nhiệm vụ năm 2015, xác định: Năm 2015 là năm tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI và Nghị quyết số 05 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phát triển kinh tế - xã hội xã Jơ Ngây đến năm 2015 và là năm thứ 5 thực hiện Nghị quyết về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;.. Do vậy, để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2015, cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn phải  quyết tâm cao, phát huy truyền thống cần cù lao động, vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát huy tiềm năng lợi thế của xã; khắc phục những tác động bất lợi, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015.

Sau khi đồng chí A Lăng Thiên- Phó Chủ tịch UBND xã chuyển công tác về huyện, để tăng cường sự lãnh đạo và thực hiện theo Nghị định số 107/2004/NĐ-CP, ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ, ngày 16 tháng 4 năm 2015, Đảng bộ lãnh đạo Hội đồng Nhân dân xã bầu bổ sung đồng chí A Lăng Minh, cán bộ Văn phòng - Thống kê xã giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

III. XÁC ĐỊNH BA KHÂU ĐỘT PHÁ, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KHU THỊ TỨ SÔNG VOI

Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 và Chỉ thị số 18-CT/HU, ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang về Đại hội Đảng bộ, Chi bộ cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; sau một thời gian chuẩn bị, với chủ đề “Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, thực hiện hoàn thành xã nông thôn mới, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tạo tiền đề để hình thành thị tứ Sông Voi vào năm 2020’’, Đại hội Đảng bộ xã Jơ Ngây lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 được tiến hành từ ngày 05 đến ngày 06 tháng 5 năm 2015; tại UBND xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang.

Tham dự Đại hội có 114/119 đảng viên được triệu tập toàn Đảng bộ về dự. Đồng chí Đinh Văn Hươm- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đại hội nêu rõ: Trong nhiệm kỳ qua, tuy phải đối mặt với những khó khăn thách thức nhưng Đảng bộ và nhân dân xã Jơ Ngây đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị do Đại hội lần thứ XI đề ra.

          Kinh tế ổn định và phát triển khá, lựa chọn đúng khâu đột phá, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế khơi dậy được tiềm năng lợi thế, vận  động các nguồn lực trong nhân dân để phát triển. Giá trị sản xuất Nông-Lâm-Thủy sản (giá CĐ 94) tăng bình quân 4,5 %, đạt 87,37% so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.535,01 tấn, tăng bình quân 5,7%/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 107kg/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác nâng lên qua từng năm (đến năm 2015 ước đạt 12,5 triệu đồng, tăng gần 5 triệu đồng so với năm 2010). Văn hóa, xã hội có mặt tiến bộ, dân trí được nâng cao, chuẩn bị nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo các đối tượng chính sách, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc Cơtu được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng từng năm. Quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị liên tục được củng cố, kiện toàn, ngày càng được vững mạnh. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng MTTQ và các đoàn thể chuyển biến tích cực. Nổi bật các kết quả sau:

Về phát triển kinh tế:

- Đã tập trung chỉ đạo việc hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, sử dụng các giống cây trồng có năng xuất cao, chất lượng tốt. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, bước đầu cho sản phẩm hàng hóa, như: cây keo nguyên liệu, mỗi năm trồng trên 115 ha, đến năm 2015 đạt 625 ha, năng suất bình quân khoảng 70-80tấn/ha; cây chuối lấy quả trồng tập trung tại các thôn Phú Mưa, thôn Brùa, Kèng, Ngật với diện tích 25 ha, năng suất bình quân 25tấn/ha; cây mây được trồng hầu hết ở các thôn Kèng, Ngật, La Đàng trong diện tích rừng được giao cho nhân dân bảo vệ theo Nghị định 99/2010 của Chính phủ với diện tích 1.414,59 ha. Giao khoán cho 305 hộ, thu nhập bình quân mỗi hộ 2,1 triệu đồng/hộ/năm.

- Tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì về số lượng so với đầu nhiệm kỳ, đến năm 2015 ước đạt gần 3.967 con; trong đó: trâu trên 25 con, bò trên 406 con, heo gần 716 con. Tổng đàn gia cầm ước đạt gần 2.820 con, giảm so với năm 2010 là 446 con. Đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành chăn nuôi cá nước ngọt tại lòng hồ Thủy điện Sông Kôn II, với diện tích lồng là 100m2, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập 01 hộ là 12 triệu/năm.

- Vai trò, vị trí của sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm góp phần tăng trưởng kinh tế ở địa phương, như: các ngành nghề sản xuất truyền thống: tạo điều kiện hình thành tổ hợp tác sản xuất tre chiếu trúc tại xã, giải quyết việc làm và tận thu nguyên liệu của địa phương, khôi phục nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tại thôn Brùa. Bên cạnh đó, nhà máy thủy điện được đặt trên địa bàn đã có nhiều đóng góp cho địa phương.

- Công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn đã có nhiều cố gắng, kết quả thu ngân sách hằng năm đều vượt dự toán huyện giao, tốc độ tăng bình quân 51,49%, vượt 16,19% so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI.

- Tổng nguồn vốn đầu tư 5 năm là 5,5 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực giao thông gần 5 tỷ đồng, các tuyến đường quan trọng đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng; lòng đường rộng 3,5m với chiều dài gần 3 km tại 5 thôn, tăng 5 thôn so với năm 2010. Đến nay, 10/10 thôn có đường ô tô đến thôn, hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Việc tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến giao thông quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đầu tư điện đường trên 200 triệu đồng, bảo đảm 10/10 thôn có điện lưới Quốc gia. Trung tâm xã có điện đường chiếu sáng và 100% số hộ sử dụng điện, đạt chỉ tiêu đề ra; xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 8 công trình thủy lợi, tổng vốn đầu tư trên 11 tỷ đồng, tưới 15 ha lúa nước và kiên cố hóa 2km kênh mương, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng, sửa chữa nâng cấp 5 công trình nước sinh hoạt tập trung, với tổng giá trị đầu tư 13 tỷ đồng, bảo đảm 100% thôn có công trình nước sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của nhân dân. Hệ thống trường lớp học, trạm xá được đầu tư nâng cấp với giá trị gần 3 tỷ đồng cơ bản đáp ứng  nhu cầu dạy và học, khám chữa bệnh của nhân dân.

Về văn hóa, xã hội

- Huy động tỷ lệ học sinh vào mẫu giáo và lớp 1 đạt 100%. Hạn chế tình trạng học sinh các cấp bỏ học giữa chừng. Công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được thực hiện tốt. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng lên. Quy mô mạng lưới trường, lớp không ngừng được mở rộng và phát triển; toàn xã có 10 điểm trường học ở các cấp học, bậc học, tăng 03 điểm trường so với đầu nhiệm kỳ: 02 Điểm trường Mầm non- mẫu giáo tại thôn Zà Há, Brùa. 01 điểm trường Tiểu học tại thôn Brùa. Trạm y tế xã được nâng cấp đầu tư xây dựng, quy mô 10 giường và đầy đủ trang thiết bị; Có tất cả 5 y, bác sỹ và nhân viên khác; trong đó bác sỹ: 01, y sỹ 2, nữ hộ sinh trung: 01, nữ hộ sinh sơ: 01, đã đáp ứng được công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân, dịch bệnh không xảy ra; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Trong nhiệm kỳ qua đã hỗ trợ xây dựng nhà chính sách cho đối tượng người có công, nhà ở hộ nghèo, “nhà đại đoàn kết”: 153 nhà (xây dựng mới 147 nhà, sửa chữa 6 nhà) với tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước gần 4 tỷ đồng góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 4-5%, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo còn 45,99%. (vượt so với Nghị quyết đưa ra gần 2% hằng năm). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2014 đạt gần 10 triệu đồng/người/năm, tăng 2 triệu đồng so chỉ tiêu Nghị quyết;

- Hoạt động thể dục, thể thao được phát triển rộng khắp trên địa bàn, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đông đảo nhân dân hưởng ứng, thực hiện với nhiều loại hình. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” từng bước đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao, Hàng năm, đạt 7-8 thôn đạt Danh hiệu thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 70% so với Nghị quyết và hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 404/561 hộ, đạt tỷ lệ 72,05% (tăng 244 hộ so với năm 2010).

- Trong nhiệm kỳ qua, đã tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật qua nhiều hình thức như phát tờ rơi, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của thôn có 3.215 lượt người tham dự, cấp phát 170 văn bản pháp luật, tài liệu hỏi đáp cho cán bộ và nhân dân.

- Hoàn thành công tác sửa chữa Gươl, nhà sinh hoạt cộng đồng. Công tác bào tồn, phát huy giá trị văn hóa Cơtu tiếp tục được phát huy, thông qua các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Xúc tiến việc sưu tầm, hệ thống các giá trị văn hóa để bào tồn tại Gươl.

Xây dựng chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội:

- Hội đồng Nhân dân từng bước phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Bộ máy chính quyền được củng cố, đặc biệt là kiện toàn, sắp xếp cơ quan chuyên môn, thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành, cải cách hành chính, nên hoạt động ngày càng có hiệu quả. Bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với nghiệp vụ, chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội xã đã phối hợp hiệu quả với chính quyền, phát động nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Phong trào Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Công đoàn, Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi,… được chỉ đạo triển khai gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, đem lại hiệu quả thiết thực.

  Xây dựng Đảng

- Sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, Đảng ủy triển khai thực hiện công tác cán bộ theo Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.

- Tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng đúng thực chất, khắc phục một bước biểu hiện thành tích. Hàng năm, bình quân có từ 7 chi bộ trong sạch vững mạnh, đạt 100% chỉ tiêu giao. Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trung bình 95%; công tác phát triển đảng viên vượt chỉ tiêu đề ra. Tính đến nay, tổng số đảng viên là 121 đồng chí, tăng 63 đồng chí so với năm 2010. Hoàn thành việc xóa thôn trắng đảng viên.

- Các cấp ủy đảng và Uỷ ban Kiểm tra xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đúng với Điều lệ Đảng và quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đạt được kết quả. Qua kiểm tra, có 03 đảng viên vi phạm, 02 đảng viên bị xử lý kỷ luật và 01 đảng viên bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên.

- Công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên và nhân dân trên địa bàn. Hàng năm, có tổ chức Hội nghị sơ kết Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Qua hội nghị, đã khen thưởng 45 cá nhân và 15 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Đảng ủy đã triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến kiểm điểm và sau khi kiểm điểm. Đã xây dựng kế hoạch giải quyết những khuyết điểm trong công tác tư tưởng chính trị, công tác bảo vệ rừng, quản lý xây dựng trên địa bàn, môi trường. Xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra giám sát việc thực hiện Nghị quyết, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đảng viên, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống. Qua khắc phục những khuyết điểm, đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ đảng viên và nhân dân.

Đại hội cũng thẳng thắn nhìn nhận các khuyêt điểm, như: Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Kinh tế phát triển chưa xứng tầm với lợi thế xã. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, nguy cơ tái nghèo cao. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cơtu chưa đồng bộ, tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng, tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, việc thả rông gia súc còn xảy ra.       

Trên cơ sở chỉ rõ yếu kém, xác định nguyên nhân, Đại hội rút ra các bài học quý báu trong công tác lãnh đạo. Trước hết, phải xuất phát từ đặc điểm cụ thể của xã, để đề ra chủ trương đúng, phù hợp với đặc điểm tâm lý người dân, đặc thù địa hình miền núi. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thứ hai, phát huy dân chủ, giữ vững và khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Chính quyền, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của người dân. Tổ chức hoạt động thực tiễn, vận động quần chúng thực hiện theo phương châm: “Bám thôn, sát hộ, hiểu dân”. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ xã, thôn, cán bộ người tại chỗ.

Đại hội xác định mục tiêu, khâu đột phá và hệ thống nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ XII, giai đoạn 2015 - 2020 về cơ bản là hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và thị tứ Sông Voi. Mục tiêu cơ bàn là: Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, thực hiện hoàn thành xã Nông thôn mới, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tạo tiền đề để hình thành thị tứ Sông Voi vào năm 2020. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, thu nhập bình quân đầu người từ 20-24 triệu đồng/ người/ năm.

Để hoàn thành mục tiêu đó, cần đột phá vào các nội dung: Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất, tăng cường biện pháp thâm canh, tạo sự chuyển biến tích cực rõ nét về năng xuất, sản lượng, hiệu quả các loại cây trồng, con vật nuôi chủ lực đã được xác định để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, bảo đảm cạnh tranh. Quan tâm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Nâng cao năng lực cho người dân và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, chú trọng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã. Và, tập trung mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng giáo dục và y tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu

          - Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản: tăng bình quân 10%. - Sản lượng lương thực có hạt hàng năm: 654,65 tấn.

- Tổng đàn gia súc hàng năm 1.565 con, trong đó trâu: 60 con, bò: 570 con, lợn: 935 con; Tổng đàn gia cầm 3.820 con.

    - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ: tăng bình quân 20 %.

          - Thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.

          - Thu nhập bình quân đầu người từ 20-24 triệu đồng/năm. Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 20,99%; Tốc độ giảm nghèo, bình quân 5 %/năm.

          - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 15,74 %o.

          - Giảm tỉ lệ trẻ em SDD < 5 tuổi, còn 20,1%;

          - Duy trì PCGD: mầm non, Tiểu học và THCS; xây dựng 3 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó 03 trường đạt chuẩn mức 01). Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

          - Phấn đấu 100% thôn đạt danh hiệu thôn văn hoá; 90% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá; từ 30 đến 40% lực lượng lao động qua đào tạo.

          - Phấn đấu hoàn thành xã Nông thôn mới đến năm 2020.

          - Nâng độ che phủ rừng: 85%; (tăng 15% so với hiện nay là 70%)

          - Hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95%; thu gom xử lý rác thải rắn và rác thải y tế: 100 %;

          - Phấn đấu 100% thôn có vệ sinh môi trường xanh- sạch- đẹp; 70% hộ có hố xí hợp vệ sinh.

- Giao quân hàng năm đạt 100%. Xây dựng xã đạt danh hiệu vững mạnh về quốc phòng, an ninh;

- Hàng năm, trên 80% chi bộ đạt TSVM, không có Chi bộ yếu kém. Hàng năm, phát triển đảng viên từ 10-15 đồng chí; 90% cán bộ thôn là đảng viên.

          - Cuối nhiệm kỳ, có 100% Chi bộ có chi ủy (10/10 thôn); có 100% cán bộ công chức, 95% cán bộ không chuyên trách đạt 03 chuẩn quy định.

          Để hoàn thành mục tiêu và chỉ tiêu có tính đột phá nêu trên, Đại hội quyết nghị nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, cụ thể, bức thiết của địa phương, như sau:

- Đẩy mạnh thực hiện và hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; đồng thời. duy trì các tiêu chí đã đạt qua các năm để đảm bảo xã đạt nông thôn mới đến năm 2020.

Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, như: băng rôn, panô, áp phích; vận động nhân dân ủng hộ, hiến đất, hỗ trợ ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới

- Tập trung phát triển sản xuất hàng hóa gắn với phát triển kinh tế vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi. Tập trung triển khai mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ. Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, tập trung phát triển cây keo, cây chuối, loòn boon, điền trúc, kết hợp mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh để tăng năng suất cây trồng. Phát triển trồng lúa nước tại thôn La Đàng, mô hình trồng bắp tại Phú Mưa, Cờ Loò, Kèng. Trong chăn nuôi tiếp tục chọn con bò là con vật nuôi chủ lực và khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nhân dân phát triển các trang trại chăn nuôi heo tập trung để tăng giá trị ngành chăn nuôi. Hình thành các tổ hợp tác, đội sản xuất, câu lạc bộ trong phát triển nông nghiệp. Thành lập mỗi thôn một đội sản xuất các mặt hàng như chổi đốt, dệt thổ cẩm, đan lát...

- Quản lý, bảo vệ tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Làm tốt công tác bảo vệ rừng, môi trường xanh sạch đẹp. Tiếp tục chỉ đạo việc giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 99 của Chính phủ. Tuyên truyền, vận động người dân không phát rừng già, rừng đầu nguồn. Quản lý chặt chẽ việc khai thác lâm khoáng sản trái phép. Triển khai các hoạt động để đảm bảo môi trường cảnh quan, vệ sinh môi trường nông thôn như đào hố rác, cam kết chăn nuôi gia súc có chuồng trại. Khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng nhà vệ sinh.

- Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt chú trọng bậc học mầm non và tiểu học. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp học, nâng cao chất lượng dạy và học, phấn đấu xây dựng 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Bảo đảm trang bị thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ trạm y tế xã, củng cố mạng lưới y tế từ xã đến thôn, tăng cường công tác tuyên truyền không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tăng cường hoạt động giáo dục truyền thông dân số, phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt mức 15,74 %o. Triển khai tốt BHYT, BHXH; giải quyết các chế độ và trợ cấp cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng. Quan tâm chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo, thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân để xử lý kịp thời không để tình trạng thiếu đói xảy ra.

- Triển khai tốt nhiệm vụ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương hàng năm.

Chỉ đạo công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ đảm bảo chỉ tiêu trên giao. Tổ chức tốt các đợt huấn luyện, diễn tập tại xã, xây dựng kế hoạch trực sẵn sàng chiến đấu trong các ngày lễ, tết. Công an, quân sự phối hợp tốt trong việc quản lý địa bàn, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, truy quyét, đẩy đuổi các đối tượng khai thác lâm, khoáng sản trái phép. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tiếp tục phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hàng năm, tổ chức diễn đàn “ Công an lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân” nhằm xây dựng lực lượng công an ngày càng trong sạch vững mạnh.

-  Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành sắp xếp dân cư, tạo tiền đề hình thành thị tứ Sông Voi. Thúc đẩy và tập trung phát triển thôn Sông Voi; hình thành khu trung tâm và bước đầu đầu tư kết cấu hạ tầng thị tứ trung tâm xã Jơ Ngây gắn với trục đường Jơ Ngây – Zà Hung và trục đường Jơ Ngây – Zà Hung nối với Kà Dăng để phát triển sản xuất;

Lãnh đạo huy động tất nguồn lực trong dân để xây dựng khu tái định cư thôn Brùa, tiếp tục thực hiện quy hoạch sắp xếp dân cư từ các điểm phân tán vào các khu tập trung dọc quốc lộ 14G để đầu tư hạ tầng, Làm đường bê tông thôn Phú Mưa, Ngật, Zà Há, Aram II. Khai thác tối đa lợi thế về địa hình để xây dựng phát triển xã; hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển cụm công nghiệp.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, hoạt động chất vấn, tiếp xúc cử tri, tăng cường hoạt động giám sát, ban hành nghị quyết khả thi, hiệu quả. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của UBND, chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp chỉ đạo, điều hành. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.

- Đổi mới hình thức sinh hoạt và tập hợp đoàn viên, hội viên ở các khu dân cư; chăm lo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội với chính quyền trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ đảng, chính quyền đối với công tác dân vận, quan tâm chỉ đạo giải quyết những yêu cầu chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

- Xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đổi mới việc ra nghị quyết, đảm bảo sát đúng, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc, sai phạm.. Tập trung lãnh đạo tốt công tác tư tưởng, đổi mới và nâng cao chất lượng học tập, quán triệt với xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, chăm lo phát triển đảng viên. Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; sinh hoạt chi bộ đúng định kỳ. Quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Dân vận, tổ dân vận, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân vận. Tiếp tục triển khai học tập các chuyên đề hàng năm về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thường xuyên rà soát, bổ sung tiêu chí đạo đức của CBCC cơ quan phù hợp với chuyên đề học tập.

Đại hội bầu Ban Ban chấp hành Đảng bộ xã Jơ Ngây khóa XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, gồm: 15 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII gồm 14 đồng chí (13 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết). Trong phiên họp thứ Nhất, Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Bhnướch Lâm được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Zơ Râm Lang và Zơ Râm Thị Nép được bầu lại làm Phó Bí thư Đảng ủy. Ban Chấp hành cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra Đảng gồm 03 đồng chí, đồng chí Zơ Râm Lang- Phó Bí thư Đảng ủy được bầu kiêm nhiệm Chủ nhiệm UBKT.

Từ ngày 27 đến 29 tháng 8 năm 2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 khai mạc với sự tham dự của 249 đại biểu chính thức, đại diện cho 1809 đảng viên đang sinh hoạt tại 45 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Tham dự và chỉ đạo Đại hội có Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm gồm 43 đồng chí. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí, đồng chí Đỗ Tài - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện được bầu làm Bí thư Huyện ủy khóa XVIII.

Đoàn đại biểu Đảng bộ xã Jơ Ngây đã tham gia đầy đủ và có nhiều đóng góp vào thành công của Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng chí ZơRâm Thị Nép - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 9 năm 2015, Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VII - năm 2015 thành công tốt đẹp. Đồng chí BhNước Lâm - Bí thư Đảng ủy xã và ông Đinh Đới- nhân dân thôn Ngật tham gia Đoàn đại biểu huyện Đông Giang đi dự[24]. Đây là vinh dự cho Đảng bộ và nhân dân xã Jơ Ngây, có ý nghĩa và tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của xã, phấn đấu triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII vừa thành công tốt đẹp.

Đến cuối năm 2015, Đảng ủy xã hoàn thành Chương trình công tác năm, tập trung lãnh đạo triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ xã, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lấn thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đời sống nhân dân tiêp tục được nâng cao. Duy trì và phát triển diện tích trồng trọt, đặc biệt nhân dân các thôn Aram I, Aram II, Phú Mưa, BRùa, CLòo duy trì kỹ thuật trồng lúa cải tiến SRI; kết quả là năng suất lúa đạt 40-45tạ/ha, góp phần đảm bảo lương thực. Nuôi cá lồng trong khu vực lòng hồ thủy điện Sông Kôn II với 6 lồng, diện tích lồng là 100 m2, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển sản xuất chăn nuôi bò nái sinh sản: 18 con cho 18 hộ thôn ARam II, trồng keo lai hom 47.000 cây cho 16 hộ thôn La Đàng, bời lời đỏ: 21.400 cây cho 16 hộ thôn Ngật. Đưa vào sử dụng đường bê tông nông thôn, thôn ARam II với tổng chiều   673 m.

Nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức sâu rộng trong nhân dân. Tổng số gia đình văn hóa là: 452/575 hộ, đạt tỷ lệ: 78,60 %. Số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa là 8/10 thôn ( thôn La Đàng, ARam I, ARam II, BRùa, Phú Mưa, CLoò, Kèng, Sông Voi)  tỷ lệ: 80%.

Hoàn thành Kế hoạch huấn luyện quân sự năm 2015; kiện toàn Ban Chỉ đạo, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự xã, Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân, Ban Chỉ đạo hậu cần kỹ thuật....

Năm 2015, Ban Thường vụ Đảng ủy rất quan tâm công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, cử 03 đồng chí đi đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Luật; cử 03 đồng chí đi học lớp trung cấp chính trị; 02 đồng chí tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng dành cho đối tượng 4; đào tạo bồi dưỡng kết nạp đảng 14 đồng chí; đào tạo bồi dưỡng lớp đảng viên mới 08 đồng chí. Nhờ đó, Đảng bộ lên đến 13 Chi bộ trực thuộc; trong đó 01 Chi bộ Quân Sự, 02 Chi bộ Trường học và 10 Chi bộ thôn, với tổng số 117 đảng viên.

Đến cuối năm 2015, ước hoàn thành 10 tiêu chí: tiêu chí 1, 3, 4, 9, 12, 13,14, 15,16, 19. trong Chương trình nông thôn mới. Đây là kết quả quan trọng bước đầu trong thực hiện các mục tiêu đột phá của xã.

*     *

*

Sau gần 20 năm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là sau hơn 15 năm tái lập xã, Đảng bộ xã Jơ Ngây đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước và bản sắc văn hóa đồng bào Cơtu; tranh thủ sự đầu tư và ủng hộ của cấp trên; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sáng tạo đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả;…xây dựng quê hương đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tạo bước đột phá quan trọng.

Kinh tế chuyển dịch từ thuần nông lạc hậu sang cơ cấu nông lâm - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế,…phát triển đồng bộ. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đạt nhiều kết quả, hoàn thành xây dựng Gươl. Đời sống nhân dân được nâng cao. Chăm lo phát triển các công tác xã hội và đảm bảo chế độ chính sách cho người có công. An ninh quốc phòng và trật tự xã hội không ngừng được củng cố, giữ vững.

Thành quả đó từng bước góp phần quan trọng, thực hiện mục tiêu cơ bản của Đảng bộ là hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và khu thị tứ Sông Voi, tạo thế và lực để Đảng bộ lãnh đạo nhân dân xã thực hiện CNH,HĐH trong thời kỳ hội nhập



[1] Nghị quyết Đại hội Chi bộ xã Jơ Ngây lần thứ IX, nhiệm kỳ 2000-2005 vào ngày 25/8/2000.

[2] Theo quyết định chuẩn y số 463-QĐ/HU, ngày 20 tháng 9 năm 2000, của Ban Thường vụ Huyện ủy Hiên, Chi ủy Jơ Ngây có: ALăng Mư, ZơRâm Cao, JơĐêl Bốc, CLâu Dần và Bhnướch Lâm

[3] Theo Báo cáo đánh giá chất lượng đảng viên ngày 6 tháng 11 năm 2001

[4] Nghị quyết số 05/NQ-HĐ, ngày 4/3/2002 của HĐND xã

[5] Ông Trương Quang Được - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và bà Hồ Thị Tuyết Vân- giáo viên Trường Phổ thông cấp II,III Thạnh Mỹ- Nam Giang

[6] Theo lời kể của đồng chí ALăng Mư- nguyên Bí thư Đảng bộ xã

[7] Theo lời kể của đồng chí A Lăng Mư- nguyên Bí thư Đảng ủy xã

[8] Nghị quyết số 01-NQ/ĐU, ngày 14/6/2005 của Đảng ủy xã Jơ Ngây khóa IX, nhiệm kỳ 2005-2010 về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

[9] Theo Quyết định 1345- QĐ/HU, ngày 9 tháng 8 năm 2005 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang: ALăng Mư, BhNướch Lâm, Jơ Đêl Bốc. Huỳnh Ngọc Thanh, Cơ Lâu Dân, Pơ Loong Niêm, ALăng MLương, Zơ Râm Thị Nhớih và Bhnướch Mướt

[10] Nghị quyết số 05-NQ/ĐU, ngày 14/10/2005 về ban hành Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa IX, nhiệm kỳ 2005-2010.

[11] Quyết định số 05-QĐ/ĐU, ngày 4 tháng 10 năm 2005

[12] Nghị quyết số 10-NQ/ĐU, ngày 10/12/2008 của Đảng ủy xã về nhiệm vụ năm 2009.

[13] Quyết định số 163/QĐ-CT, ngày 14 tháng 3 năm 2008 về phê chuẩn kết quả bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây khóa IX, nhiệm kỳ 2004 - 2009

[14] Quyết định số 40/QĐ-MT, ngày 6 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban MTTQVN huyện Đông Giang về công nhận các chức danh và Ban Thường trực MTTQVN xã Jơ Ngây

[15] Chương trình hành động số 04-Ctr/ĐU, ngày 8/11/2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[16]  Quyết định số 32-QĐ/ĐU, ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Ban Thường vụ, còn có các đồng chí: Jơ Đêl Thị Bé- cán bộ văn hóa thông tin và Bhnướch Mướt- Bí thư Đoàn Thanh niên xã làm thành viên

[17] Quyết định số 33-QĐ/ĐU, ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Ban Thường vụ, gồm các đồng chí: Huỳnh Ngọc Thanh,  Jơ Râm  Lang, Jơ Râm  Thị Nép,  RaPát A Bơn, Pơ Loong Niêm, ALăng MLương, Jơ Râm Thị Nhớih

[18]  Trong các năm 2005 có 3007 con, năm 2009 có 5979 con bị dịch chết, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi của xã.

[19] Theo tiêu chí của năm 2005, số hộ nghèo chỉ còn 80/367 hộ, chiếm 21,80%, theo tiêu chuẩn mới tăng 124 hộ so với tiêu chuẩn củ năm 2005.

[20] Quyết định chuẩn y số 1556-QĐ/HU, ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Giang

[21] Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 26 tháng 3 năm 2011 của UBND xã về Triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

[22] Theo quyết định số 49/QĐ-UBBC, ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban bầu cử xã

[23]  Quyết tâm thư của Đại hội- Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND huyện Đông Giang

[24] Đoàn đại biểu huyện Đông Giang gồm 12 người

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập