Ca nhạc

LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP XÃ JƠ NGÂY
Người đăng: .Ngày đăng: 10/09/2019 .Lượt xem: 775 lượt.
Sáng ngày 16/8/2019 Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQVN xã Jơ Ngây tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái lập xã ( 16/8/1999 - 16/8/2019).

Tại buổi lễ có đồng chí Đỗ Tài, TUV, Bí thư huyện ủy Chủ tịch HĐND huyện có mặt về tham dự và phát biểu chỉ đạo. về phí lãnh đạo UBND huyện có đồ chí Hồ Quang Minh, UVTV, phó chủ tịch UBND huyện và cùng các đồng chí Đại diện các Ban ngành của huyện có mặt về tham dự lễ.
về phí đơn vị kết nghĩa văn phòng tỉnh ủy có bà Trình thị Kim Quy, phó chánh văn phòng tỉnh ủy.
Về phí xã đ/c BNhướch Lâm, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND, Bà Zơ Râm Thị Nép, HUV, Phó bí thư chủ tịch UBND xã và cùng các đồng chí trong BTV, BCH đảng bộ xã khóa XII.
Về phí xã bạn có sự hiện diện các đồng chí bí thư, Chủ tịch UBND. UBMTTQVN 11 xã trị trấn và các danh nghiệp và khách mời đều có mặt về tham dự đông đủ tại buổi lễ.
Tại buổi lễ đồng chí BNhướch Lâm, Bí thư đảng ủy thông qua báo cáo quá trình hình thành và phát triển xã Jơ Ngây qua 20 năm tái lập.

                                                              
Cách đây 69 năm, vào năm 1950, xã Jơ Ngây chính thức được thành lập; Địa phận hành chính xã Jơ Ngây ngày nay, trước tháng 10 năm 1950 thuộc xã Đhrây, huyện  Bến Hiên. Từ tháng 10/1950 đến tháng 10/1975 đặt tên xã Jơ Ngây . Tháng 11/1975 Tỉnh Ủy Quảng Nam Đà Nẵng Quyết định giải thể xã Jơ Ngây xác lập vào xã Sông Kôn huyện Hiên, Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số: 71/1999/NĐ – CP “về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường, xã thuộc Thị xã Hội An, huyện Hiên và đổi tên huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam” trong đó ghi rõ: Thành lập xã Jơ Ngây thuộc huyện Hiên trên cơ sở 5.574 ha diện tích tự nhiên và 1740 nhân khẩu của xã Sông Kôn. Địa giới hành chính của xã Jơ Ngây: Đông giáp xã ATing, Tây giáp xã Tà Lu, Nam giáp xã Kà Dăng và xã MàCooih, Bắc giáp xã Sông Kôn.    Sự kiện ngày 16/8/1999 xã Jơ Ngây được tái lập đáp ứng nhu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, quản lý nhà nước trong giai đoạn mới; là điều kiện cần thiết, thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý và sự phát triển nhanh bền vững của xã Jơ Ngây đồng thời đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của cán bộ và nhân dân xã nhà; đây là điểm mốc lịch sử, đánh dấu sự lập lại địa danh của mãnh đất anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và tạo điều kiện cho sự phát triển mới của xã   Jơ Ngây trong thời kỳ công cuộc, đổi mới và hội nhập.

Sau khi chia tách, xã Jơ Ngây có một số thuận lợi cho sự phát triển: nguồn tài nguyên đất chưa được khai thác còn nhiều, khí hậu mát mẻ; bản sắc văn hóa của tộc người Cơ tu được duy trì, độ che phủ của rừng còn cao là tiềm năng cho phát triển kinh tế; Xã Jơ Ngây là một xã trung tâm của các xã vùng thấp nên rất thuận lợi cho việc phát triển trên tất cả mọi mặt. Trong thời gian qua được sự quan tâm của Huyện Ủy chọn xã Jơ Ngây trung tâm phát triển kinh tế - xã hội lan tỏa các xã Sông Kôn, Kà Dăng, A Ting theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang lần thứ XVIII. Điểm về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Huyện. Song, bên cạnh đó xã Jơ Ngây cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn ban đầu do điều kiên lịch sử để lại: những khó khăn vốn có của xã miền núi nói chung và những khó khăn mới nảy sinh khi chia tách xã đặt ra; kinh tế, xã hội của xã còn thấp so với mặt bằng chung của huyện; sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; chất lượng nguồn nhân lực thấp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; các quy hoạch định hướng cho phát triển đều chưa được lập; bản sắc văn hóa người Cơ tu bị mai mọt; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ từ Đảng và nhà nước trong nhân dân còn nặng; thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển chung của xã.

Trước những khó khăn trên, để tập trung tháo gỡ và tạo ra sự phát triển của xã  Jơ Ngây trong thời kỳ mới. BCH lâm thời Đảng bộ xã Jơ Ngây đã xem xét, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đảng viên Đảng bộ khóa 9 (nhiệm kỳ 2000- 2005) đã đề ra  phù hợp với thực tế của xã Jơ Ngây sau khi tái lập. Tiếp theo các Nghị quyết Đại hội Đảng viên, Đảng bộ xã Jơ Ngây khóa 10 (nhiệm kỳ 2005- 2010), khóa 11 ( nhiệm kỳ 2010 – 2015) và khóa XII ( nhiệm kỳ 2015- 2020) tiếp tục khẳng định và xác định rõ hơn mục tiêu, các chỉ tiêu và định hướng phát triển của xã.

 Hai mươi năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân xã Jơ Ngây đã đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng, chủ động sáng tạo, tập trung trí lực và vật lực tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, của huyện, của các tổ chức trong và ngoài nước, sự động viên, chia sẻ của các xã bạn. Tất cả đã tạo nên sự chuyển biến tích cực, toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa giáo dục. Chất lượng cuộc sống của đa số người dân đã được nâng cao.

         Từ chiến lược đã hoạch định, bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, đời sống kinh tế của xã Jơ Ngây đã có sự vươn lên, đạt được những kết quả đáng kể. Năm 2018, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 14.281 triệu đồng, tăng 14 lần so với năm 1999; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 840,19 tấn, tăng 20 lần so với năm 1999; tổng đàn gia súc, gia cầm 4.311con, tăng gần 3311 con  so với năm 1999. Về lĩnh vực Tài chính - ngân sách: Từ năm chia tách xã đến nay tình hình thu chi ngân sách hằng năm có tăng, nhưng tỷ lệ tăng thu tại địa bàn không đáng kể, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào sự phân bổ của cấp trên gần như 100%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2018 đạt 7.830 triệu đồng.

Tổ chức tuyền truyền đến từng cộng đồng dân cư trên  địa bàn xã để nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và nhà nước về chương trình Nông thôn Mới, hoàn thành đề án quy hoạch Xây dựng nông thôn mới được UBND huyện phê chuẩn và đến nay bước đầu đạt 11 tiêu chí gồm: Tiêu chí: 1 Quy hoạch, Tiêu chí 2: Giao thông, Tiêu chí 3: Thủy lợi, Tiêu chí 4: Điện,  Tiêu chí 7: Chợ, Tiêu chí 8: Bưu điện, Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư, Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động, Tiêu chí 14: Giáo dục, Tiêu chí 15: Y Tế, Tiêu chí 19 An ninh trật tự xã hội.

Lĩnh vực văn hoá xã hội cũng có những chuyển biến tích cực. Năm 1999 toàn xã có  01 trường học thô sơ tranh tre vách nứa, với 2 phòng học, có 5 giáo viên,với 50 học sinh, thì nay toàn xã có 10 điểm trường, với 29 phòng học với 694 học sinh có 44 Thầy cô, cơ bản các điểm trường đảm bảo cơ sở vật chất dạy và học cho con em. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, học sinh đạt khá, giỏi chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt, tỷ lệ vào đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chỗ 0% vào năm 1999, thì  đến năm 2019 có 70 người. Chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị xã, thôn ngày càng được nâng cao: Tổng số cán bộ xã có trình độ đại học 38 đ/c chiếm tỷ lệ 80,85%, đang học đại học 1 đ/c chiếm tỷ lệ 2,12%, cao đẳng 01 đ/c chiếm tỷ lệ 2,12%, Trung cấp 01 chiếm tỷ lệ 2,12% , sơ cấp: 03 chiếm tỷ lệ 6,38%; chưa qua đào tạo: 02 chiếm tỷ lệ 4,25% . Về trình độ chính trị: Cao cấp 1 đồng chí chiếm tỷ lệ 2,12%, trung cấp: 32 chiếm tỷ lệ 68,08%, sơ cấp: 03 chiếm tỷ lệ 6,38%.

 Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Với sự giúp đỡ của tỉnh, huyện đã xây dựng mới trạm y tế xã, tăng cường trang thiết bị và đội ngũ y, bác sỹ cơ bản đáp ứng một bước yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Năm 1999 chưa có trạm y tế đến năm 2001 được huyện quan tâm xây dựng trạm y tế xã chỉ có 4 giường và số cán bộ y tế chỉ có 2 người  y sỹ thì đến năm 2019 trạm y tế xã có 9 giường bệnh; số cán bộ y tế và dân số có  5 người (trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sỹ, 1 nữ hộ sinh trung và cán bộ dân số), dịch bệnh ở người ít xảy ra. chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khám và chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được tăng cường.

Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng. Trong 20 năm qua, đã triển khai thực hiện chương trình 134 – 167 cho 351 hộ về nhà ở trị giá 7.020.000.000đ; triển khai làm nhà ở theo Nghị quyết 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cho 75 hộ, với tổng kinh phí 4.322.348.000 đồng;  đã hổ trợ  xây dựng và sửa chửa nhà chính sách theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ 72 ngôi nhà, với tổng kinh phí 2.730.000.000 đồng. Triển khai làm nhà tình nghĩa 10 ngôi nhà với kinh phí 360 triệu đồng. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng lên, năm 1999 thu nhập bình quân đầu người trên 2 triệu đồng, thì năm 2019 được nâng lên gần 18 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 5%/năm, đến cuối năm 2018 còn 34,87%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có những chuyển biến tích cực: Năm 1999 toàn xã chưa có hộ được công nhận gia đình văn hóa và thôn văn hóa, đến cuối năm 2018 có 514/625 hộ công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 82,24%. Qua chấm điểm có 7/10 thôn củ đạt danh hiệu thôn văn hóa đạt tỷ lệ 70%, có 9 thôn đều có gươl và 1 thôn nhà sinh hoạt cộng đồng ( Củ); các giá trị văn hoá Cơ tu tiếp tục được quan tâm giữ gìn và phát huy.   

Công tác xây dựng Đảng, Mặt trận, đoàn thể, Quốc phòng an ninh luôn được củng cố và tăng cường; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và chi uỷ ngày càng được nâng lên; số lượng và chất số đảng viên ngày càng tăng năm 1999 có 21 đảng viên đến năm 2018 có 141 đảng viên tăng gần gấp 7 lần so với năm 1999, chi ủy, chi bộ luôn được củng cố kiện toàn đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng giao. Chúng ta đã xây dựng được khối đại đoàn kết các dân tộc đang sinh sống tại địa bàn xã Jơ Ngây, phát huy được sức mạnh tổng hợp, tạo sự đồng thuận trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương trong 20 năm qua.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động công tác Đảng, chính quyền được quan tâm đầu tư đã tạo ra bước đột phá cho sự phát triển. Sau khi sáp nhập thôn đến nay 3/3 thôn có đường ô tô đến được 4 mùa; mạng lưới thông tin được phủ sóng trên toàn xã; 100% hộ dân được sử dụng điện và nước sinh hoạt qua hệ thống tự chảy. Năm 2018 chợ trung tâm xã Jơ Ngây được xây dựng và đi vào hoạt động giúp cho việc mua sắm của nhân dân được thuận lợi.

 Sau khi tái lập xã  Jơ Ngây  điều kiện còn khó khăn nên ở tạm tại nhà Ông Zơ Râm Thanh Cao thôn CLòo. Đến năm 2001 trụ sở được xây dựng, Quy mô công trình: nhà cấp 4 với diện tích gần 120m2 trên 5 phòng và đến năm 2008 tiếp tục xây dựng trụ sở đặc biệt hơn nữa là năm 2014 được sự quan tâm của BTV Huyện ủy đã đầu tư và xây dựng nhà văn hóa xã khang trang hơn. 

20 năm là thời gian không dài, nhưng với những thành tựu đạt được là quan trọng đã tạo ra sức mạnh mới, lòng tin, sự đoàn kết nhất trí và tinh thần phấn khởi của nhân dân, của toàn Đảng bộ trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương xã Jơ Ngây; trong 20 năm xây dựng và phát triển, chúng ta đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, đó là:

Thứ nhất: Trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng khối đoàn kết nhất trí  trong toàn đảng, trong hệ thống chính trị và  trong  toàn dân.

Thứ hai: Quán triệt, vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Đảng cấp trên, đề ra đường lối đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Các Nghị quyết, Chương trình hành động phải xuất phát từ lợi ích, tâm tư, nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân, phù hợp với đặc thù, tâm lý của nhân dân và tuân thủ quy luật khách quan. Biết chọn lựa các vấn đề cơ bản, vấn đề trọng tâm, vấn đề bức xúc trên từng lĩnh vực để chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Thứ ba: Xác định rõ yếu tố nội lực là yếu tố chính, yếu tố quyết định của sự phát triển trên cơ sở đó khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của xã, đồng thời tranh thủ các cơ hội, coi trọng các  yếu tố hổ trợ từ bên ngoài.

Thứ tư: phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt  có tâm, có tầm, xây dựng cho được hệ thống chính trị mạnh, gần dân và vì dân.

 

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng Jơ Ngây vẫn còn là một xã nghèo của huyện, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung cả huyện và cả tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Kinh tế phát triển chậm, thiếu bền vững; Chưa phát huy hết nội lực và  tận dụng ngoại lực chưa tốt; huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế; Chất lượng giáo dục chưa ngang tầm; Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Cơ tu triển khai chậm, các phong tục tập quán lạc hậu chưa được đẩy lùi. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Hệ thống chính trị cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu  nhiệm vụ mới. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các chi uỷ chậm đổi mới; chất lượng quy hoạch, đào tạo cán bộ còn thấp, một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Để cho Jơ Ngây tiếp tục phát triển, nhân dân Jơ Ngây có cuộc sống ngày càng tốt hơn, không bị tụt hậu xa hơn với các xã khác trong huyện. Trong bối cảnh thời cơ và thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, chúng ta phải phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, khai thác các tiềm năng, lợi thế, những kinh nghiệm đã đạt được trong 20 năm qua, chung sức, đồng lòng, tranh thủ sự hổ trợ của tỉnh và của huyện, phấn đấu chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa,  nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông nghiệp để phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng. Bảo tồn, phát triển văn hóa Cơ Tu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Quyết tâm đưa Jơ Ngây thoát khỏi xã nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25.000.000 đ và giảm hộ nghèo còn khoảng 20% vào năm 2024, tạo ra sức bật mới trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, ĐU, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã kêu gọi toàn đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua thực hiện tốt 2 khâu đột phá mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII đề ra và một số vấn đề lớn, đó là:

1. Tập trung phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế Nông-Lâm nghiệp, xây dựng các trang trại và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có chất lượng cao. Qua đó, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người dân, nhằm  nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra .

2. Nâng cao năng lực cho người dân và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, chú trọng đội ngũ cán bộ, công chức  xã,  cán bộ thôn.

3. Tổ chức có  hiệu quả các phong trào cách mạng trong nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nâng cao vai trò nòng cốt, vị thế của mình thông qua tập hợp, vận động nhân dân trên cơ sở đổi mới nội dung và phương pháp vân động. Tập trung cho phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới, trong đó đặc biệt chú trọng phong trào giảm nghèo, lập nghiệp, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, hỗ trợ người nghèo. Thực hiện nguyên tắc: Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân.

4. Cấp ủy và các chi ủy Đảng, chính quyền cần phát huy ưu điểm và những bài học kinh nghiệm, quyết tâm sữa chữa những khuyết điểm yếu kém, xây dựng hệ thống chính trị  vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để đủ sức xây dựng Jơ Ngây phát triển nhanh và bền vững.

 

Nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập xã chúng ta đánh giá những chặng đường đã qua, rút ra những bài học quý giá trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện làm cơ sở  xây dựng mãnh đất Jơ Ngây ngày càng phát triển trong giai đoạn cách mạng mới. Chúng ta biết ơn sự lãnh đạo của huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện. Cảm ơn sự giúp đỡ, sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của các ngành, các đơn vị, các doanh nghiệp, các xã bạn trong huyện và ngoài huyện, rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý lãnh đạo, quý cấp, quý ngành, cảm ơn các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ và tích cực thực hiện các chủ trương của xã nhà.
tại buổi lễ đại diện lãnh đạo huyện Đồng chí Đỗ Tài TUV, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện  đánh giá cao trong quá trình hình thành và phát triển xã Jơ Ngây.
và đồng chí nhấn mạnh xã Jơ Ngây là một vung trung của huyện Đông Giang có cơ sở hạ tầng phát triển trường, trạm được đầu tư xây dựng bài bản và khang trang sạch đẹp.
Đội ngũ và chất lượng cán bộ trong hệ thống chính triọ xã, thôn được đào tạo bài bản và đến nay 95% được đào tạo bài bản và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

game3k

Nguồn tin: UBND xã Jơ Ngây
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Triển khai công tác quản lý Nhà nước về viễn thông trên địa bàn tỉnh
Các chuyên gia dự án " Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội " làm việc với Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh
Một người mất tích khi thả lưới trên hồ
Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Phước Sơn sơ kết công tác Hội.
Chủ động ứng phó với mùa mưa bão
Huyện ta với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Mùa xuân – “Mùa kể chuyện” của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam
Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh
Đông Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ”, 15 năm cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, 15 năm phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”
Văn hóa Cơ Tu qua ảnh
    
1   2   3  
    

Bản quyền UBND Xã Jơ Ngây huyện Đông Giang.
Địa chỉ: Xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 ............
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền thông Quảng Nam(QTI)

Thống kê truy cập